Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Toán học 20 câu trắc nghiệm ôn thi học kì 2 Toán 6 năm học 2016 - 2017

20 câu trắc nghiệm ôn thi học kì 2 Toán 6 năm học 2016 - 2017

Câu hỏi 1 :

Hỗn số \(5\frac{3}{4}\) được viết dưới dạng phân số : 

 

A. \(\frac{{15}}{4}\)

B. \(\frac{3}{{23}}\)

C. \(\frac{{19}}{{44}}\)

D. \(\frac{{23}}{4}\)

Câu hỏi 2 :

Để nhân hai phấn số ta làm như sau:

A. Ta nhân tử phân số này với mẫu phân số kia

B. Ta phải quy đồng mẫu sau đó nhân tử với tử còn mẫu giữ nguyên

C. Ta nhân phân số thứ nhất với nghịch đảo của phân số thứ hai

D. Ta nhân tử với tử, mẫu với mẫu

Câu hỏi 3 :

Kết quả của phép chia \( - 5:\frac{1}{2}\)

A. \( - \frac{1}{{10}}\)

B. 10

C. -10

D. \(- \frac{5}{2}\)

Câu hỏi 4 :

Số nghịch đảo của \(\frac{1}{5}\)

A. \(- \frac{1}{5}\)

B. 1

C. 5

D. -5

Câu hỏi 5 :

Tìm x biết \(\frac{4}{5}:x = \frac{1}{3}\)

A. \(x=2\frac{2}{5}\)

B. \(x = \frac{5}{{12}}\)

C. \(x = \frac{4}{{12}}\)

D. \(x = 3\frac{3}{{14}}\)

Câu hỏi 6 :

Tìm cặp phân số không bằng nhau

A. \(\frac{1}{{14}};\frac{1}{2}\)

B. \( - \frac{3}{{15}};\frac{6}{{ - 30}}\)

C. \(\frac{4}{5};\frac{{20}}{{25}}\)

D. \(\frac{{ - 4}}{{15}};\frac{8}{{30}}\)

Câu hỏi 8 :

Nếu \(\frac{a}{b} + \frac{3}{6} = 0\) thì 

A. \(\frac{a}{b} = - \frac{3}{6}\)

B. \(\frac{a}{b} = \frac{{ - 3}}{6}\)

C. \(\frac{a}{b} = - \frac{1}{2}\)

D. Cả 3 đáp án đều đúng 

Câu hỏi 9 :

Để cộng hai phân số với nhau ta làm như sau: 

A. Cộng tư với tử cộng mẫu với mẫu

B. Đưa 2 phân số về dạng cùng mẫu rồi cộng tử với tử và giữ nguyên mẫu 

C. Cộng tử với tử, nhân mẫu với mẫu

D. Đưa 2 phân số về dạng cùng mẫu rồi cộng tử với tử, cộng mẫu với mẫu

Câu hỏi 10 :

Tìm đẳng thức đúng

A. \(\frac{a}{{b + c}} = \frac{a}{b} + \frac{a}{c}\)

B. \(\frac{{a + c}}{b} = \frac{a}{b} + \frac{c}{b}\)

C. \(\frac{a}{b} - \frac{c}{d} = \frac{a}{b} + \frac{c}{d}\)

D. \(\frac{{a + c}}{b} = \frac{a}{b} - \frac{c}{b}\)

Câu hỏi 11 :

Hai nửa mặt phẳng có chung bờ là hai nửa mặt phẳng: 

A. có chug 1 cạnh

B. đối nhau

C. chung gốc

D. bằng nhau

Câu hỏi 12 :

Tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy khi:

A. góc xOy là góc bẹt

B. góc xOy lớn hơn góc tOy

C. góc xOy nhỏ hơn góc tOy

D. góc xOy bằng góc tOy

Câu hỏi 13 :

Cho 3 điểm O, A, B không  thẳng hàng. Tia Ox nằm giữa 2 tia OA, OB khi tia Ox cắt:

A. Đoạn thẳng OA

B. Đoạn thẳng OB

C. Đoạn thẳng AB

D. Đường thẳng OB 

Câu hỏi 14 :

Hai góc phụ nhau là hai góc?

A. Có tổng số đo bằng \({90^o}\)

B. Có tổng số đo bằng \({180^o}\)

C. Kề nhau và có tổng số đo bằng \({90^o}\)

D. Kề nhau và có tổng số đo bằng \({180^o}\)

Câu hỏi 15 :

Khi Oz là tia phân giác của xOy ta có:

A. \(\widehat {xOz} + \widehat {zOy} = \widehat {xOy}\)

B. \(\widehat {xOz} = \widehat {zOy}\)

C. \(\widehat {xOz} = \widehat {zOy} = \widehat {xOy}\)

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu hỏi 16 :

Hinh gồm các điểm cách O một khoảng 4m là

A. Hình tròn tâm O bán kính 4cm

B. Đường tròn tâm O bán kính 4cm

C. Đường tròn tâm O đường kính 4cm

D. Hình tròn tâm O đường  kính 4cm

Câu hỏi 18 :

Cho đường tròn tâm O bán kính 3cm. Lấy điểm M sao cho OM=2cm 

A. Điểm M nằm trên đường tròn

B. Điểm M nằm trong đường tròn

C. Điểm M nằm ngoài đường tròn

D. Cả 3 câu đều sai

Câu hỏi 19 :

Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng a khi: 

A. Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng AB

B. Hai điểm A, B ở cùng 1 nửa mặt phẳng bờ a

C. Hai điểm A, B nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng a

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu hỏi 20 :

Góc nhon có số đo 

A. Nhỏ hơn \({180^o}\)

B. Nhỏ hơn \({90^o}\)

C. Lớn hơn 0 nhỏ hơn \({90^o}\)

D. Lớn hơn 0 nhỏ hơn \({180^o}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK