Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Khác Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương lần 1

Câu hỏi 1 :

(3 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu  4:F.A ( Forever Alone) là một khái niệm âm chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.Bởi vì rất dễ hiểu, tự thỏa hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thỏa hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F.A luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình, nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay ngày lễ tết.Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube…chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A.Trung bình, hằng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2 giờ đồng hồ vào mạng xã hội, nhưng có lẽ phải nhiều hơn như vậy.Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook; hai người hẹn nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một cái smartphone; bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái smart.(Trích Hãy gập máy tính, tắt điện thoại để nói và cười, dẫn theo Báo giáo dục và thời đại, ngày 23/5/2014)Câu 1 (0,25 điểm) Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?Câu 2 (0,25 điểm) Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích?Câu 3 (0,5 điểm) F.A là khái niệm dùng để chỉ đối tượng nào? Những biểu hiện của người F.A?Câu 4 (0,5 điểm) Viết đoạn văn (từ 5 – 7 dòng) chỉ ra ít nhất một hậu của của tình trạng F.A nói trên?Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:Nếu tổ quốc đang bão giông từ biểnCó một phần máu thịt ở Hoàng SaNgàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thường nhớ mãi Trường SaĐất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ảBiển cần lao như áo mẹ bạc sờnNếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biểnMẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòngSóng lớp lớp đè lên thềm lục địaTrong hồn người có ngọn sóng nào không(Trích: Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)Câu 5 (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên.Câu 6 (0,25 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ.Câu 7 (0,5 điểm) Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu thơ:“Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”Câu 8 (0,5 điểm) Từ đoạn thơ trên, anh/ chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với Tổ quốc. ( Trả lời trong khoảng 5 – 7 câu).

Câu hỏi 4 :

(3 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4Những lo ngại về an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng Việt đã trở nên báo động hơn bao giờ hết trước hàng loạt các vụ việc thực phẩm bẩn bị phanh phui thời gian qua.“Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế”, đây là ý kiến của đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đưa ra trong phiên họp quốc hội ngày 16/11. Ý kiến của đại biểu Trần Ngọc Vinh hoàn toàn có căn cứ khi hàng loạt những vụ việc thực phẩm bẩn bị phanh phui thời gian qua: từ mỡ bẩn, gà nhiễm chất vàng ố, bánh Trung thu được làm với nhân bánh không rõ nguồn gốc…Và nhiều người sẽ phải giật mình nếu được biết số lượng người mắc bệnh nguy hiểm, bệnh hiểm nghèo và ung thư trong thời gian gần dây của Việt Nam. Theo thống kê của Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm Việt Nam có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 người mắc mới (gấp 7 lần tử vong do tai nạn giao thông). Nếu đem so với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có tỉ lệ mắc đứng hàng thứ ba. Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư song hơn 80% là do từ thức ăn, môi trường … Và tỉ lệ mắc các bệnh ung thư như đường tiêu hóa ngày càng tăng nhanh trong vòng 10 năm nay.(Theo vtv.vn ngày 21/11/2015)1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? (0.25đ)2. Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chính nào? (0.25đ)3. Tại sao đại biểu Trần Ngọc Vinh lại nói “Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế”? (0.25đ)4.Theo anh chị, chúng ta phải làm gì để góp phần ngăn chặn thực phẩm bẩn (Trình bày ngắn gọn trong vòng 7-10 dòng) (0.5đ)Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ 5-8Đất nướcCủa thơ caCủa bốn mùa hoa nởĐọc trang Kiều tưởng câu hát dân gianNghe xôn xao trong gió nội mây ngànĐất nướcCủa những dòng sôngGọi tên nghe mát rượi tâm hồnNgọt lịm những giọng hò xứ sởTrong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụaĐất nướcCủa những người mẹMặc áo thấy vaiHạt lúa củ khoaiBền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấuĐất nướcCủa những người con gái con traiĐẹp như hoa hồng, cứng như sắt thépXa nhau không hề rơi nước mắtNước mắt để dành cho ngày gặp mặt(Nam Hà – Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi! Trường Sơn – Đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009)5. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? (0.25đ)6. Trong đoạn thơ, tác giả cảm nhận vẻ đẹp của đât nước từ những phương diện nào? (0.25đ)7. Anh, chị hãy trình bày ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng điệp từ “đất nước” trong đoạn trích trên. (0.5đ)8. Nêu cảm nhận của anh chị về hình ảnh người mẹ Việt Nam trong chiến tranh qua đoạn thơ:  “Đất nước/ Của những người mẹ/ Mặc áo thấy vai/ Hạt lúa củ khoai/ Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu” (Trình bày ngắn gọn trong 5-7 dòng, 0.5 đ)

Câu hỏi 6 :

(5 điểm)Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lống, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tong thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vút biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới…”(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 186, NXB GD, 2007)Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của dòng sông Đà trong đoạn trích trên? Từ đó, hãy chỉ ra những đặc điểm của phong cách nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK