Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4 (có đáp án): Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4 (có đáp án): Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp...

Câu hỏi 1 :

Nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại là vì

 A. các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.

 B. phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.

 C. khí hậu ở đây khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

 D. sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.

Câu hỏi 2 :

Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ nào đóng vai trò quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển?

 A. Công cụ bằng kim loại.

 B. Công cụ bằng đồng.

 C. Công cụ bằng sắt.

 D. Công cụ bằng xương, sừng.

Câu hỏi 3 :

Cư dân cổ đại vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ sắt từ khoảng thời gian nào?

 A. 2000 năm TCN.

 B. Đầu thiên niên kỉ I TCN.

 C. Đầu thiên niên kỉ I SCN.

 D. Những năm đầu Công nguyên.

Câu hỏi 4 :

Nhu cầu lương thực cho cư dân phương Tây cổ đại chủ yếu dựa vào

 A. việc mua từ Ai Cập và Tây Á

 B. việc sản xuất lương thực tại chỗ

 C. việc mua từ Ấn Độ, Trung Quốc

 D. việc mua từ vùng Đông Âu

Câu hỏi 5 :

Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là

 A. trồng trọt lương thực, thực phẩm

 B. chăn nuôi gia súc, gia cầm

 C. trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô liu,…

 D. trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất

Câu hỏi 6 :

Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là

 A. nông nghiệp thâm canh

 B. chăn nuôi gia súc và đánh cá

 C. nông nghiệp và thủ công nghiệp

 D. thủ công nghiệp và thương nghiệp

Câu hỏi 7 :

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tư liệu sau: “Người Hi Lạp, Rôma đem các sản phẩm như……..đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là……….từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, ….từ các nước phương Đông.”

 A. nô lệ….lúa mì, súc vật, lông thú….., xa xỉ phẩm

 B. rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm….lúa mì, súc vật, lông thú……tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm

 C. rượu nho….lúa mì….hương liệu

 D. dầu ô liu…..đồ dùng kim loại……xa xỉ phẩm

Câu hỏi 8 :

Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở các quốc gia cổ đại phương Tây là

 A. nô lệ

 B. sắt

 C. lương thực

 D. hàng thủ công

Câu hỏi 9 :

Đê-lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi

 A. có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn lãnh đạo

 B. đây là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại

 C. đây là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại

 D. đây là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây

Câu hỏi 10 :

Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ điều gì?

 A. Nghề đúc tiền đã rất phát triển ở phương Tây từ thời cổ đại

 B. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính ở phương Tây cổ đại

 C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt ở phương Tây từ thời cổ đại

 D. Đô thị rất phát triển ở phương Tây từ thời cổ đại

Câu hỏi 11 :

Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là

 A. thị quốc

 B. tiểu quốc

 C. vương quốc

 D. bang

Câu hỏi 12 :

Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân ở vùng Địa Trung Hải chỉ có thể hình thành các thị quốc nhỏ?

 A. Ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai

 B. Địa hình chia cắt nên không có điều kiện để tập trung dân cư

 C. Không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác trong vùng

 D. Cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập trung đông đúc

Câu hỏi 13 :

Phần chủ yếu của một thị quốc Địa Trung Hải là

 A. một pháo đài cổ kiên cố, xung quanh là vùng dân cư

 B. thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh

 C. các xưởng thủy công và bến cảng

 D. các lãnh địa và bến cảng

Câu hỏi 14 :

Phần không thể thiếu đối với mỗi thị quốc Địa Trung Hải là

A. phố xá, nhà thờ

B. sân vận động, nhà hát

C. bến cảng

D. vùng đất trồng trọt

Câu hỏi 15 :

Phần không thể thiếu đối với mỗi thị quốc Địa Trung Hải là bến cảng, nó chứng tỏ điều gì?

 A. Vai trò của giao lưu thương mại đường biển đối với thành thị

 B. Vai trò của biển đối với thành thị

 C. Vai trò của thương nhân đối với thành thị

 D. Vai trò của buôn bán đối với các thành thị

Câu hỏi 16 :

Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về

 A. quý tộc xuất thân bô lão của thị tộc

 B. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

 C. nhà vua

 D. Đại hội công dân

Câu hỏi 17 :

Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là

 A. chủ nô

 B. nô lệ

 C. bình dân

 D. nông dân công xã

Câu hỏi 18 :

Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm điểm nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây?

 A. Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất

 B. Phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống

 C. Hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình

 D. Chỉ có một quyền duy nhất – quyền được coi là con người

Câu hỏi 19 :

Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây là gì?

 A. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ

 B. Là đô thị với các phường hội thủ công rất phát triển

 C. Là đô thị đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm xuất

 D. Là đồ thị rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể sánh

Câu hỏi 20 :

Nội dung nào không phản ánh đúng tính dân chủ ở các thị quốc cổ đại phương Tây?

 A. Người ta không chấp nhận có vua chuyên chế đứng đầu nhà nước.

 B. Mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều tham gia Đại hội công dân.

 C. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước quyết định mọi công việc.

 D. Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội, bầu ra 10 viên chức điều hành như chính phủ.

Câu hỏi 21 :

Nền dân chủ cổ đại phương Tây mang bản chất của

 A. nền dân chủ chủ nô

 B. nền dân chủ tư sản

 C. nền dân chủ nhân dân

 D. nền dân chủ quý tộc

Câu hỏi 22 :

Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?

 A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển

 B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao

 C. Hoạt động thương mại rất phát đạt

 D. Thể chế dân chủ tiến bộ

Câu hỏi 23 :

Người Hi Lạp đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào?

 A. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất quay quanh Mặt Trời

 B. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời quay quanh Trái Đất

 C. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Mặt Trời quay quanh Trái Đất

 D. Trái Đất có hình quả cầu tròn và quay quanh Mặt Trời

Câu hỏi 24 :

Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…) là thành tựu của cư dân cổ

 A. Ấn Độ

 B. Hi Lạp

 C. Ba Tư

 D. Hi Lạp – Rôma

Câu hỏi 25 :

Người Rôma đã tính được một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng?

 A. Có 360 ngày và 11 tháng

 B. Có 365 ngày và 12 tháng

 C. Có 365 ngày và ¼ ngày, 12 tháng

 D. Có 366 ngày và 12 tháng

Câu hỏi 26 :

Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc

 A. chữ tượng hình

 B. chữ tượng ý

 C. hệ chữ cái A, B, C

 D. chữ Việt cổ

Câu hỏi 27 :

Các nhà toán học nước nào đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao?

 A. Rôma c

 B. Hi Lạp cổ đại

 C. Trung Quốc

 D. Ấn Độ cổ đại

Câu hỏi 28 :

Nhận xét nào không đúng khi nói về giá trị các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hi Lạp, Rôma thời cổ đại?

 A. Là sự kế thừa và phát triển các thành tựu văn hóa của người phương Đông cổ đại

 B. Đây là những công trình khoa học lớn, còn có giá trị tới ngày nay.

 C. Không dừng lại ở việc ghi chép mà nâng lên tầm khái quát hóa, trừu tượng hóa cao

 D. Tạo nền tảng cho các phát minh kinh tế thời cổ đại

Câu hỏi 29 :

Những thành tựu về mặt khoa học của người phương Tây cổ đại có điểm gì phát triển hơn so với người phương Đông cổ đại?

 A. Đó là những hiểu biết về khoa học thực sự có giá trị

 B. Đã ghi chép giải được các bài toán riêng biệt

 C. Thực sự trở thành khoa học với những định lí, định đề có giá trị khái quát cao

 D. Đem lại nhiều giá trị để phục vụ cho đời sống xã hội

Câu hỏi 30 :

Một số định lí của các nhà toán học nào từ thời cổ đại vẫn còn rất phổ biến đến ngày nay?

 A. Talet, Pitago, Ơclit

 B. Pitago, Hêrôđốt, Talet

 C. Talet, Hôme

 D. Hôme, Talet

Câu hỏi 31 :

Hãy kết nối địa danh ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở cột bên phải.

A. 1 – e; 2 – d; 3 – a; 4 – b; 5 – c.

 B. 1 – d; 2 – e; 3 – c; 4 – d; 5 – a.

 C. 1 – d; 2 – e; 3 – a; 4 – c; 5 – b.

 D. 1 – e; 2 – c; 3 – a; 4 – b; 5 – d.

Câu hỏi 32 :

Những công trình kiến trúc nào dưới đây đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống?

 A. Các đền thờ ở Hi Lạp

 B. Đền đài, đấu trường ở Rôma

 C. Các kim tự tháp ở Ai Cập

 D. Các thành quách ở Trung Quốc

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK