Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Ngữ văn Trắc nghiệm bài Thêm trạng ngữ cho câu

Trắc nghiệm bài Thêm trạng ngữ cho câu

Câu hỏi 1 :

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?

A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

B. Theo vị trí của chúng trong câu

C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

D. Theo mục đích nói của câu

Câu hỏi 2 :

Trạng ngữ là gì ?

A. Là thành phần chính của câu

B. Là thành phần phụ của câu

C. là biện pháp tu từ trong câu

D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu hỏi 3 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu " Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào". (Nam Cao) ?

A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai

B. Khi ấy

C. Đầu nó còn để hai trái đào

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu hỏi 4 :

Trạng ngữ " Trên bốn chòi canh" trong câu "Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt" (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu

C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu hỏi 8 :

Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?

A. Danh từ, động từ, tính từ

B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

C. Các quan hệ từ

D. Cả A và B đều đúng

Câu hỏi 9 :

Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ?

A. làm cho câu ngắn hơn.

B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định

C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ

D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.

Câu hỏi 10 :

ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định ?

A. Đầu câu

B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ

C. Cuối câu

D. A, B, C đều sai

Câu hỏi 12 :

Trạng ngữ " Trên dòng sông Đà" của câu "Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo" (Nguyễn Tuân) biểu thị nội dung gì ?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

C. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu

D. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.

Câu hỏi 14 :

Trạng ngữ không được dùng để làm gì ?

A. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.

B. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu

D. Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu.

Câu hỏi 15 :

Bộ phận trạng ngữ ở câu nào không thể tách thành câu riêng?

A. Lan và Huệ chơi rất thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.

B. Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú, và để tạo dựng cho mình một sự nghiệp.

C. Qua cách nói năng, tôi biết nó có điều gì phiền muộn trong lòng.

D. Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi.

Câu hỏi 16 :

Bộ phận trạng ngữ trong các câu nào có thể tách thành câu riêng?

A. Chị là người ở đây lâu nhất từ ngày đầu mới mở công trường.

B. Bằng trí thông minh của mình,Thỏ đã cho Gấu một bài học nhớ đời.

C. Qua những cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó không thích công việc mẹ nó bắt làm.

D. Với từng ấy quyển sách, tôi có thể đọc ròng rã một tháng chưa chắc đã xong.

Câu hỏi 17 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ?

A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai

B. Khi ấy

C. Đầu nó còn để hai trái đào

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu hỏi 18 :

Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.

B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.

C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu hỏi 19 :

Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “ Trên bồn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” ( Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

C. Mục đích của hành động được nói đến trong câu

D. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu hỏi 20 :

Trạng ngữ trong câu "Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc" thuộc loại trạng ngữ nào?

A. Trạng ngữ chỉ điều kiện.

B. Trạng ngữ chỉ mục đích.

C. Trạng ngữ chỉ thời gian.

D. Trạng ngữ chỉ phương tiện.

Câu hỏi 21 :

Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ?

A. Bác đã đi khắp năm châu để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

B. Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở phía bên này.

C. Bức tranh của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh.

D. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác.

Câu hỏi 22 :

Trạng ngữ trong câu là

A. biện pháp tu từ trong câu.

B. một trong số các từ loại của tiếng Việt.

C. thành phần phụ của câu.

D. thành phần chính của câu.

Câu hỏi 23 :

Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có dấu gì khi viết câu?

A. Dấu gạch ngang.

B. Dấu hai chấm.

C. Dấu phẩy.

D. Dấu chấm phẩy.

Câu hỏi 24 :

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.

B. Theo vị trí của chúng trong câu.

C. Theo mục đích nói của câu.

D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK