Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 19

Câu hỏi 1 :

Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán

A. vẫn giữ nguyên châu Giao.

B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.

C. tách riêng đất Âu Lạc ra để cai quản.

D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao.

Câu hỏi 2 :

Chính quyền đô hộ nắm độc quyền

A. muối.

B. sắt.

C. gạo.

D. ngọc trai.

Câu hỏi 3 :

Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là

A. người Việt

B. người Hán.

C. cả người Việt và người Hán.

D. không còn đơn vị huyện nữa.

Câu hỏi 4 :

Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách

A. lặn xuống biển để mò san hô.

B. dùng lưới sắt để khai thác san hô.

C. dùng dao để khai thác san hô.

D. không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 5 :

Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng, gọi là

A. vải Giao Chỉ

B. vải Âu Lạc

C. vải tơ tằm

D. vải lụa

Câu hỏi 6 :

Cư dân Âu Lạc thế kỉ III khi làm gốm đã có thêm kĩ thuật

A. tráng men.

B. trang trí hoa văn.

C. nung

D. tráng men và trang trí hoa văn.

Câu hỏi 7 :

Kĩ thuật "dùng côn trùng diệt côn trùng" của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách

A. Đại Nam thực lục.

B. Đại Việt sử kí toàn thư.

C. Nam phương thảo mộc trạng

D. Thiên Nam ngữ lục.

Câu hỏi 8 :

Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang ở nước ta.

A. để dân ta quen dần tiếng Hán.

B. để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán.

C. chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.

D. nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.

Câu hỏi 9 :

Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kì này là

A. kĩ thuật làm gốm ngày càng tiến bộ.

B. nghề luyện kim như đúc đồng, rèn sắt ngày càng phổ biến.

C. xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm lớn đông dân cư.

D. trâu, bò đã đảm nhiệm việc cày, bừa trong nông nghiệp.

Câu hỏi 10 :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Chính sách "đồng hóa" của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?

A. Không, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.

B. Không, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ.

C. Có, thời gian càng dài văn hóa càng bị mai một.

D. Có, nhân dân đã ngả theo nền văn hóa tiên tiến hơn

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?

A. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước

B. Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu.

C. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.

D. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội

Câu hỏi 12 :

Tình hình Trung Quốc từ thế kỉ III có điểm gì nổi bật?

A. bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô

B. cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vẫn còn tiếp tục.

C. nhà Tống suy yếu trầm trọng.

D. nhiều cuộc khơỉ nhân dân thời Tống nổ ra

Câu hỏi 14 :

Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.

B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến.

C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.

D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu

Câu hỏi 15 :

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?

A. Long Biên, Luy Lâu, Pháp.

B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp.

C. Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.

D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp

Câu hỏi 16 :

Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.

D. Kitô giáo

Câu hỏi 17 :

Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

A. Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.

B. Vua, Quý tộc, Nông đân công xã, Nô tì.

C. Vua, Quý tộc, Nông dân công xã, Nô lệ.

D. Quan lại đô hộ, Quý tộc, Hào trưởng, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì

Câu hỏi 18 :

Vì sao nhà Hán giữ độc quyền đồ sắt?

A. Hỗ trợ đắc lực cho chính sách bàng trường.

B. Nhà Hán không có nhiều lợi nhuận trong khai thác mỏ.

C. Sử dụng đồ sắt được cho là không cần thiết.

D. Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân

Câu hỏi 19 :

Để tiếp tục chính sách "đồng hóa" từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

A. hạn chế sự phát triển đồ sắt.

B. đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.

C. đưa người Hán sang làm huyện lệnh.

D. bắt nhân dân nộp nhiều thứ thuế vô lí

Câu hỏi 20 :

Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nông nghiệp Giao Châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

A. Biết đắp đê phòng lụt, làm thủy lợi.

B. Việc cày, bừa bằng trâu, bò trở nên phổ biến.

C. Biết trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung.

D. Sử dụng kĩ thuật "dùng côn trùng diệt côn trùng".

Câu hỏi 21 :

Ý nào không minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

A. Biết tráng men và trang trí trên đồ gốm.

B. Nghề rèn sắt phát triển.

C. Dùng tơ tre, tơ chuối để dệt vải.

D. Lập nên nhiều phường thủ công

Câu hỏi 22 :

Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?

A. Bà là người có sức khỏe, có mưu lớn.

B. Bà là người giàu mưu trí.

C. Nhiều nghĩa sĩ đã cùng bà chuẩn bị khởi nghĩa.

D. Chính sách áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến phương Bắc

Câu hỏi 23 :

Chính sách cai trị cấp huyện của các triều đại phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến VI có điểm gì khác so với thời kì trước?

A. Để Lạc tướng cai trị các huyện.

B. Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.

C. Đưa người sang sinh sống cùng người Việt

D. Đứng đầu châu là Thứ sử

Câu hỏi 24 :

Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?

A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.

B. Có sự mở mang và phát triển.

C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.

D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK