Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 22-23: (có đáp án) Dẫn nhiệt- Đối lưu- Bức xạ nhiệt !!

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 22-23: (có đáp án) Dẫn nhiệt- Đối lưu- Bức xạ nhiệt !!

Câu hỏi 1 :

Dẫn nhiệt là hình thức:

A. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật

B. Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác

C. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác

D. Nhiệt năng được bảo toàn

Câu hỏi 2 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.

B. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

C. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.

D. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng được bảo toàn.

Câu hỏi 3 :

Dùng cụm từ thích hợp điền vào ô trống cho đúng ý nghĩa vật lí:

A. Dẫn nhiệt.

B. Bức xạ nhiệt.

C. Đối lưu.

D. Nhiệt năng.

Câu hỏi 4 :

Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?

A. Là sự thay đổi thế năng.

B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau.

C. Là sự thay đổi nhiệt độ.

D. Là sự thực hiện công.

Câu hỏi 5 :

Bản chất của sự dẫn nhiệt là

A. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.

B. sự truyền nhiệt độ từ vât này sang vật khác.

C. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang nguyên tử, phân tử khác.

D. sự thực hiện công từ vật này sang vật khác.

Câu hỏi 6 :

Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.

B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.

C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.

D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.

Câu hỏi 7 :

Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần? Chọn câu trả lời đúng:

A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.

B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ.

C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước.

D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.

Câu hỏi 8 :

Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.

C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu hỏi 9 :

Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.

B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.

C. Để tăng thêm bề dày của kính.

D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.

Câu hỏi 10 :

Xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ vì:

A. Vì đó đều là những chất truyền nhiệt tốt.

B. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt; bát đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự truyền nhiệt từ thức ăn ra bên ngoài

C. Để dễ rửa.

D. Tăng tính thẩm mỹ.

Câu hỏi 11 :

Chọn câu sai

A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.

D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Câu hỏi 12 :

Chọn câu đúng:

A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt kém hơn chất khí loãng.

B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn là khác nhau.

D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Câu hỏi 13 :

Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

D. Các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 14 :

Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền

A. từ vật có khối lượng riêng lớn hơn sang vật có khối lượng riêng nhỏ hơn.

B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

C. từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.

D. từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.

Câu hỏi 15 :

Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhệt độ bên trong áo bông.

Câu hỏi 16 :

Tại sao về mùa đông, mặc áo ấm thì ta ít bị lạnh hơn?

A. Vì tác dụng của áo ấm là bức xạ nhiệt.

B. Vì tác dụng của áo ấm trong mùa đông là giữ nhiệt cho cơ thể.

C. Vì tác dụng của áo ấm là truyền nhiệt cho cơ thể.

D. Vì tác dụng áo ấm là ngăn cản sự đối lưu.

Câu hỏi 17 :

Chọn câu trả lời đúng. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.

B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.

C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.

D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu hỏi 18 :

Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

A. Vì nhôm mỏng hơn.

B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Câu hỏi 19 :

Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?

A. Vì đồng mỏng hơn.

B. Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

C. Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.

D. Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Câu hỏi 20 :

Chọn câu sai.

A. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.

B. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.

C. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.

D. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.

Câu hỏi 21 :

Chọn câu đúng.

A. Chất lỏng dẫn nhiệt tốt.

B. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.

C. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.

D. Chất khí dẫn nhiệt còn tốt hơn chất lỏng.

Câu hỏi 22 :

Đối lưu là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí

B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn

C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng

D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí

Câu hỏi 23 :

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra

A. chỉ trong chất lỏng.

B. chỉ trong chất khí.

C. chỉ trong chất lỏng và chất khí.

D. trong cả chất lỏng, chất khí và chất rắn.

Câu hỏi 24 :

Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.

B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.

D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu hỏi 25 :

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.

B. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

C. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.

D. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu hỏi 26 :

Bức xạ nhiệt là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng

B. Sự truyền nhiệt qua không khí

C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc

D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn

Câu hỏi 27 :

Chọn đáp án sai:

A. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt qua không khí.

C. Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.

D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

Câu hỏi 28 :

Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.

B. Bằng sự đối lưu.

C. Bằng bức xạ nhiệt.

D. Bằng một hình thức khác.

Câu hỏi 29 :

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.

B. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự đối lưu.

C. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.

D. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng một hình thức khác.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK