Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 1: (có đáp án) Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (phần 2) !!

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 1: (có đáp án) Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (phần...

Câu hỏi 1 :

Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Câu hỏi 2 :

Đại dương nào sau đây không tiếp giáp châu Á?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Thái Bình Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu hỏi 3 :

Vị trí địa lí châu Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

B. Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

D. Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.

Câu hỏi 4 :

Vị trí địa lí của châu Á không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

B. Tiếp giáp Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

C. Tiếp giáp hai châu lục.

D. Phía Tây giáp châu Âu.

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?

A. Tiếp giáp hai châu lục.

B. Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn.

C. Lãnh thổ có dạng hình khối.

D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

Câu hỏi 6 :

Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo là đặc điểm thể hiện

A. châu Á là một châu lục rộng lớn.

B. châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu.

C. châu Á là một châu lục có điều kiện tự nhiên phức tạp.

D. châu Á là một châu lục giáp nhiều biển và đại dương.

Câu hỏi 7 :

Hướng chủ yếu của các dãy núi châu Á là

A. Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

B. Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

C. Đông – Tây và vòng cung.

D. Vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam.

Câu hỏi 8 :

Hướng núi chủ yếu của châu Á không phải là

A. Đông - Tây hoặc gần Đông - Tây.

B. Bắc - Nam hoặc gần Bắc - Nam.

C. Vòng cung và Tây Bắc - Đông Nam.

D. Đông - Tây và Bắc - Nam.

Câu hỏi 9 :

Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là 

A. núi và sơn nguyên cao.

B. vùng đồi núi thấp.

C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

D. đồng bằng nhỏ hẹp.

Câu hỏi 10 :

Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây ở châu Á?

A. Phía đông.

B. Phía tây.

C. Trung tâm.

D. Phía bắc.

Câu hỏi 11 :

Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

A. Đông Nam Á.

B. Tây Nam Á.

C. Trung Á.

D. Nam Á.

Câu hỏi 12 :

Khu vực Tây Nam Á tập trung chủ yếu loại khoáng sản nào sau đây?

A. Dầu mỏ, khí đốt.

B. Than, sắt.

C. Vàng, crôm.

D. Đồng, kẽm.

Câu hỏi 13 :

Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?

A. Sơn nguyên Đê-can.

B. Sơn nguyên Trung Xi-bia.

C. Sơn nguyên Tây Tạng.

D. Sơn nguyên Iran.

Câu hỏi 14 :

Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là

A. dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm.

B. kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh.

C. dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

D. khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh, đá vôi...).

Câu hỏi 15 :

Loại khoáng sản nào sau đây không phân bố chủ yếu ở châu Á?

A. Kim cương.

B. Dầu mỏ, khí đốt.

C. Than.

D. Sắt.

Câu hỏi 16 :

Đỉnh núi Everest (8848 m) cao nhất thế giới nằm trên dãy núi nào sau đây của châu Á?

A. Dãy Hi-ma-lay-a.

B. Dãy Côn Luân.

C. Dãy U-ran.

D. Dãy Đại Hùng An.

Câu hỏi 17 :

8848m là độ cao của đỉnh núi nào sau đây?

A. Everest.

B. Fansipan.

C. Thái Sơn.

D. Phú Sĩ.

Câu hỏi 18 :

Các đồng bằng lớn ở châu Á có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Do phù sa biển hình thành.

B. Do quá trình băng hà tạo thành.

C. Do phù sa các con sông lớn tạo thành.

D. Do vận động kiến tạo làm hạ thấp địa hình miền núi.

Câu hỏi 19 :

Các đồng bằng lớn ở châu Á chủ yếu được hình thành do

A. phù sa các con sông lớn.

B. quá trình băng hà.

C. phù sa biển.

D. sự nâng lên của thềm lục địa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK