Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khoa xã hội Sử dụng máy tính FX570ES để giải bài tập trắc nghiệm Vật Lý 11 !!

Sử dụng máy tính FX570ES để giải bài tập trắc nghiệm Vật Lý 11 !!

Câu hỏi 1 :

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì

A. Electron chuyển từ thanh êbônit sang dạ.

B. Electron chuyển từ dạ sang thanh êbônit.

C. Prôtôn chuyển từ dạ sang thanh êbônit.

D. Prôtôn chuyển từ thanh êbônit sang dạ.

Câu hỏi 3 :

Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

A. Tăng 3 lần.

B. Tăng 9 lần.

C. Giảm 9 lần.

D. Giảm 3 lần.

Câu hỏi 11 :

Câu phát biểu nào sau đây đúng?

A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.

B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019C.

C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.

D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.

Câu hỏi 16 :

Tại điểm A trong một điện trường, véc tơ cường độ điện trường có hướng thẳng đứng từ trên xuống, có độ lớn bằng 5 V/m có đặt điện tích q=-4.10-6C. Lực tác dụng lên điện tích q có

A. độ lớn bằng 2.10-5 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.

B. độ lớn bằng 2.10-5 N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.

C. độ lớn bằng 2 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.

D. độ lớn bằng 4.10-6 N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Câu hỏi 17 :

Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?

A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.

B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.

C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.

D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.

Câu hỏi 23 :

Điện tích điểm q=-2.10-7C, đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi ε=2, gây ra véc tơ cường độ điện trường E tại điểm B với AB = 6 cm có

A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.105 V/m.

B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,5.104 V/m.

C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V/m.

D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.104 V/m.

Câu hỏi 25 :

Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = |q|Ed. Trong đó d là

A. chiều dài đường đi của điện tích.

B. đường kính của quả cầu tích điện.

C. chiều dài MN.

D. hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.

Câu hỏi 31 :

Lực tương tác giữa hai điện tích q1=q2=-3.10-9 C, đặt cách nhau 10 cm trong không khí có độ lớn.

A. 8,1.10-10 N.

B. 8,1.10-6 N.

C. 2,7.10-10 N.

D. 2,7.10-6 N.

Câu hỏi 32 :

Truyền cho quả cầu trung hoà về điện 5.105 electron thì quả cầu mang điện tích

A. 8.10-14 C.

B. -8.10-14 C.

C. -1,6.10-24 C.

D. 1,6.10-24 C.

Câu hỏi 36 :

Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình thoi đặt

A. các điện tích cùng độ lớn.

B. các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.

C. các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.

D. các điện tích cùng dấu.

Câu hỏi 38 :

Chọn câu sai. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích

A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi.

B. phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển.

C. phụ thuộc vào điện trường.

D. phụ thuộc hiệu điện thế hai đầu đường đi.

Câu hỏi 40 :

Một quả cầu tích điện +6,4.10-7 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số prôtôn để quả cầu trung hoà về điện?

A. Thừa 4.1012electron.

B. Thiếu 4.1012 electron.

C. Thừa 25.1012 electron.

D. Thiếu 25.1013 electron.

Câu hỏi 41 :

Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường. Electron đó sẽ

A. chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường.

B. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.

C. chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao.

D. đứng yên.

Câu hỏi 48 :

Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, không phụ thuộc vào

A. vị trí của các điểm M, N.

B. hình dạng dường đi từ M đến N.

C. độ lớn của điện tích q. 

D. cường độ điện trường tại M và N.

Câu hỏi 50 :

Một hệ cô lập gồm 3 điện tích điểm có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?

A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.

B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

C. Ba điện tích không cùng dấu nằm ở 3 đỉnh của tam giác đều.

D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

Câu hỏi 61 :

Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì

A. Cho A tiếp xúc với B, tách ra rồi cho A tiếp xúc với C và tách ra.

B. Cho A tiếp xúc với B, tách ra rồi cho C tiếp xúc B.

C. Cho A, B, C tiếp xúc nhau cùng một lúc, rồi tách ra.

D. Nối B với C bằng dây dẫn rồi đặt gần A, sau đó cắt dây nối.

Câu hỏi 62 :

Tính lực tương tác điện giữa electron và prôtôn khi chúng cách nhau 2.10-9 cm.

A. F = 9,0.10-7 N.

B. F = 6,6.10-7 N.

C. F = 5,76.10-7 N.

D. F = 8,5.10-8 N.

Câu hỏi 63 :

Hai điện tích điểm q1=+3μCq2=-3μC, đặt trong dầu (ε=2) cách nhau một khoảng r = 3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là

A. lực hút với độ lớn F = 45 N.

B. lực đẩy với độ lớn F = 45 N.

C. lực hút với độ lớn F = 90 N.

D. lực đẩy với độ lớn F = 90 N.

Câu hỏi 64 :

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí thì

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu hỏi 66 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do

B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng là một vật trung hòa điện.

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.

Câu hỏi 67 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Electron là hạt mang điện tích âm -1,6.10-19 C.

B. Electron là hạt có khối lượng 9,1.10-31 kg.

C. Nguyên tử có thể mất đi hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. Electron không thể chuyển từ vật này sang vật khác.

Câu hỏi 68 :

Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Thay đổi các điện tích­ thì lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?

A. đổi dấu q1q2.

B. tăng gấp đôi q1, giảm 2 lần q2.

C. đổi dấu q1, không thay đổi q2.

D. tăng giảm sao cho q1+q2 không đổi.

Câu hỏi 74 :

Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2 cm đẩy nhau một lực 135 N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10-6 C. Tính điện tích của mỗi vật:

A. q1=2,6.10-6 C ; q2=2,4.10-6 C.

B. q1=1,6.10-6 C ; q2=3,4.10-6 C.

C. q1=4,6.10-6 C ; q2=0,4.10-6 C.

D. q1=3.10-6 C ; q2=2.10-6 C.

Câu hỏi 77 :

Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau thì có thể kết luận

A. chúng đều là điện tích dương.

B. chúng cùng độ lớn điện tích.

C. chúng trái dấu nhau.

D. chúng cùng dấu nhau.

Câu hỏi 79 :

Tính chất nào sau đây của các đường sức điện là sai?

A. Tại một điểm bất kì trong điện trường có thể vẽ được một đường sức.

B. Các đường sức điện có thể xuất phát từ các điện tích âm.

C. Các đường sức điện không cắt nhau.

D. Các đường sức điện có mật độ cao hơn ở nơi có điện trường mạnh hơn.

Câu hỏi 81 :

Điện tích điểm q = –3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E =12000 V/m, có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q.

A. phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, F=0,36 N.

B. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F=0,48 N.

C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F=0,36N.

D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F=0,036N.

Câu hỏi 84 :

Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại hai điểm cố định A và B. Tại điểm I nằm trong đoạn thẳng nối AB và ở gần A hơn B người ta thấy điện trường tại đó có cường độ bằng không. Có thể kết luận là

A. q1 và q2 cùng dấu, |q1| > |q2|.

B. q1 và q2 trái dấu, |q1| > |q2|.

C. q1 và q2 cùng dấu, |q1| < |q2|.

D. q1 và q2 trái dấu, |q1| < |q2|.

Câu hỏi 90 :

Một prôtôn và một một electron lần lượt được tăng tốc từ trạng thái đứng yên trong các điện trường đều có cường độ điện trường bằng nhau và đi được những quãng đường bằng nhau thì

A. cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc lớn hơn.

B. cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc nhỏ hơn.

C. prôtôn có động năng lớn hơn và có gia tốc nhỏ hơn.

D. prôtôn có động năng nhỏ hơn và có gia tốc lớn hơn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK