Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 Cân bằng nội môi

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 Cân bằng nội môi

Câu hỏi 1 :

Cân bằng nội môi là

A. Duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong tế bào.

B. Duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong mô.

C. Duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong cơ thể.

D. Duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong cơ quan.

Câu hỏi 2 :

Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?

A. Hệ thống đệm máu

B. Phổi hấp thu O2

C. Phổi thải CO2

D. Thận thải H+ và HCO3-

Câu hỏi 3 :

Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội là

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

B. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

C. Cơ quan sinh sản

D. Các cơ quan dinh dưỡng như: Thận, gan, tim, mạch máu...

Câu hỏi 4 :

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng?

A. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

B. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.

C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

Câu hỏi 5 :

Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?

A. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao Thụ thể áp lực ở mạch máu.

B. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim tăng nhịp và tăng lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường Thụ thể áp lực ở mạch máu.

C. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.

D. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.

Câu hỏi 6 :

Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: 

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích

B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích 

D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu hỏi 7 :

Liên hệ ngược xảy ra khi 

A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích

B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích

C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong 

D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu hỏi 8 :

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là 

A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…

C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm 

D. cơ quan sinh sản

Câu hỏi 9 :

Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự 

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm 

D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

Câu hỏi 10 :

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong 

A. tế bào

B.

C. cơ thể 

D. cơ quan

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK