Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Trường Chinh

Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Trường Chinh

Câu hỏi 1 :

Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:

A. Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.

B. Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.

C. Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.

D. Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.

Câu hỏi 2 :

Tại sao trong chất rắn lại không xảy ra đối lưu?

A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.

B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.

D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu hỏi 3 :

Chọn câu đúng: Bức xạ nhiệt là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

B. Sự truyền nhiệt qua không khí.

C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.

D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu hỏi 4 :

Sự truyền nhiệt nào dưới đây không phải là bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu hỏi 5 :

Chọn câu trả lời sai về sự bức xạ nhiệt?

A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.

B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.

C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.

D. ức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.

Câu hỏi 6 :

Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

A. Đốt ở giữa ống.

B. Đốt ở miệng ống.

C. Đốt ở đáy ống.

D. Đốt ở vị trí nào cũng được

Câu hỏi 7 :

Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.

C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.

D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu hỏi 8 :

Chọn nhận xét sai trong quá trình đối lưu của vật chất:

A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.

B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.

D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

Câu hỏi 9 :

Độ lớn động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Khối lượng.

B.  Vận tốc của vật.

C. Khối lượng và chất làm vật.

D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu hỏi 10 :

Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

C. Máy bay đang bay.

D. Viên đạn đang bay.

Câu hỏi 11 :

Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất.

A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

D. Cả A, B và C.

Câu hỏi 12 :

Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng?

A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn.

B.  Vì lò xo có khả năng sinh công.

C. Vì lò xo có khối lượng.

D. Vì lò xo làm bằng thép.

Câu hỏi 13 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.

B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.

C. Một máy bay đang bay trên cao.

D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Câu hỏi 14 :

Nhiệt lượng mà một vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:

A. khối lượng

B. độ tăng nhiệt độ của vật

C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật

D. Cả 3 phương án trên

Câu hỏi 17 :

Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:

A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.

B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.

C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.

D. Không khẳng định được.

Câu hỏi 18 :

Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng của một chất?

A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C.

B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.

C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.

D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C.

Câu hỏi 19 :

Chọn phương án sai về nhiệt lượng:

A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.

B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.

C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.

D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

Câu hỏi 22 :

Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.

C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.

Câu hỏi 24 :

Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:

A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.

D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.

Câu hỏi 27 :

Tính chất nào được cho dưới đây không phải của nguyên tử, phân tử?

A.  Chuyển động không ngừng.

B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.

D. Chỉ có thế năng, không có động năng.

Câu hỏi 28 :

Chọn câu đúng. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì:

A. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

B. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

C. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.

D. Nội năng của vật giảm

Câu hỏi 29 :

Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước về mọi phía trong chuyển động Brao là do:

A. nguyên tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa.

C. phân tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

D. Cả ba lí do trên.

Câu hỏi 30 :

Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?

A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.

C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.

D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.

Câu hỏi 31 :

Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng?

A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.

B. Khi vật tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm.

C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.

D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

Câu hỏi 32 :

Khi nói về sự bảo toàn cơ năng, điều nào sau đây là đúng?

A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK