Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Toán học Đề thi HK2 môn Toán 10 năm 2021 - Trường THPT Thủ Thiêm

Đề thi HK2 môn Toán 10 năm 2021 - Trường THPT Thủ Thiêm

Câu hỏi 2 :

Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{1}{{\sqrt {x - 1} }} - \dfrac{{\sqrt {5 - 2x} }}{{x - 2}}\) là

A. \(D = \left[ {1;2} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\)

B. \(D = \left( {1;2} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\)

C. \(D = \left( {1;2} \right) \cup \left( {2;\dfrac{5}{2}} \right]\)

D. \(D = \left[ {1;\dfrac{5}{2}} \right]\)

Câu hỏi 3 :

Tập nghiệm của bất phương trình \(\dfrac{8}{{3 - x}} > 1\) là

A. \(S = \left( { - 5; + \infty } \right)\)

B. \(S = \left( { - 5;3} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)

C. \(S = \left( { - 5;3} \right)\)

D. \(S = \left( { - \infty ; - 5} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)

Câu hỏi 4 :

Với giá trị nào của m thì hai bất phương trình sau tương đương \(x - 3 < 0\) , \(mx - m - 4 < 0\)

A. m = 0

B. m = 2

C. \(m = \dfrac{5}{2}\)

D. \(m = \dfrac{1}{2}\)

Câu hỏi 5 :

Tập nghiệm của bất phương trình \(\left( { - 2x + 1} \right)\sqrt {1 - x}  < 0\) là

A. \(S = \left( {\dfrac{1}{2}; + \infty } \right)\)

B. \(S = \left( {\dfrac{1}{2};1} \right]\)

C. \(S = \left[ {\dfrac{1}{2};1} \right]\)

D. \(S = \left( {\dfrac{1}{2};1} \right)\)

Câu hỏi 6 :

Với giá trị nào của m thì hệ bất phương trình sau vô nghiệm ?\(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{8}{{3 - x}} > 1\\x \ge 3 - mx\end{array} \right.\)

A. - 1 < m < 0

B. \(m \le  - \dfrac{8}{5}\) hoặc \( - 1 < m < 0\)

C. \(- 1 \le m \le 0\)

D. \(m \le  - \dfrac{8}{5}\) hoặc \( - 1 \le m \le 0\)

Câu hỏi 8 :

Tập nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{2x - 1}}{3} <  - x + 1\\\dfrac{{4 - 3x}}{2} \le 5\end{array} \right.\) là

A. \(S = \left( { - 2;\dfrac{4}{5}} \right)\) 

B. \(S = \left[ { - 2;\dfrac{4}{5}} \right)\) 

C. \(S = \left( { - 2;\dfrac{4}{5}} \right]\)

D. \(S = \left[ { - 2;\dfrac{4}{5}} \right]\)

Câu hỏi 9 :

Bất phương trình \(m\left( {x - 2} \right) \ge 2x + 3\) vô nghiệm khi và chỉ khi

A. m = 2

B. m = 0

C. m = -2

D. \(m \in \mathbb{R}\)

Câu hỏi 10 :

Tập nghiệm của bất phương trình \(\left| {3x - 2} \right| < x\) là

A. \(S = \left( { - \infty ;\dfrac{1}{2}} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)

B. \(S = \mathbb{R}\)

C. \(S = \left( {\dfrac{1}{2};1} \right)\) 

D. \(S = \emptyset \)

Câu hỏi 11 :

Tập nghiệm của bất phương trình \(5x - 6 \le {x^2}\) là

A. \(S = \left( {2;3} \right)\)

B. \(S = \left[ {2;3} \right]\)

C. \(S = \left( { - \infty ;2} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)

D. \(S = \left( { - \infty ;2} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)\)

Câu hỏi 12 :

Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{{\sqrt {2{x^2} - 7x + 5} }}{{x - 2}}\) .

A. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\)

B. \(D = \left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {\dfrac{5}{2}; + \infty } \right)\)

C. \(D = \left( { - \infty ;1} \right] \cup \left[ {\dfrac{5}{2}; + \infty } \right)\)

D. \(D = \left( {1;2} \right) \cup \left( {2;\dfrac{5}{2}} \right)\)

Câu hỏi 13 :

Tập nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{3}{x} > 1\\{x^2} \le 4\end{array} \right.\) là

A. \(S = \left( { - \infty ;3} \right)\)

B. \(S = \left( {0;3} \right)\) 

C. \(S = \left( {0;2} \right]\)

D. \(S = \left[ { - 2;2} \right]\)

Câu hỏi 15 :

Các giá trị của m để phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + m - 1 = 0\) có nghiệm là

A. \(m = 1\) hoặc \(m = 2\)

B. \(m < 1\) hoặc \(m > 2\)

C. \(1 \le m \le 2\)

D. \(m \le 1\) hoặc \(m \ge 2\)

Câu hỏi 16 :

Bất phương trình \( - 9{x^2} + 6x - 1 < 0\) có tập nghiệm là

A. \(S = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{1}{3}} \right\}\)

B. \(S = \left\{ {\dfrac{1}{3}} \right\}\)

C. \(S = \mathbb{R}\)

D. \(S = \emptyset \)

Câu hỏi 17 :

Bất phương trình \(4{x^2} + 12x + 9 \le 0\) có tập nghiệm là

A. \(S = \mathbb{R}\)

B. \(S = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - \dfrac{3}{2}} \right\}\) 

C. \(S = \left\{ { - \dfrac{3}{2}} \right\}\)

D. \(S = \emptyset \)

Câu hỏi 18 :

Bất phương trình \(\sqrt {3x - 2}  \ge 2x - 2\) có tập nghiệm là

A. \(S = \left[ {\dfrac{2}{3};\dfrac{3}{4}} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\)

B. \(S = \left[ {\dfrac{2}{3};2} \right]\)

C. \(S = \left[ {1;2} \right]\)

D. \(S = \left[ {\dfrac{3}{4};2} \right]\)

Câu hỏi 19 :

Bất phương trình \(\sqrt {2x + 1}  \le x - 1\) có tập nghiệm là

A. \(S = \left[ {1;4} \right]\)

B. \(S = \left[ {1; + \infty } \right)\)

C. \(S = \left( { - \infty ;0} \right] \cup \left[ {4; + \infty } \right)\) 

D. \(S = \left[ {4; + \infty } \right)\)

Câu hỏi 20 :

Phương trình \(\sqrt {{x^2} - 2x - 3}  = x + 2\) có tập nghiệm là

A. \(S = \left\{ { - 2} \right\}\) 

B. \(S = \left\{ { - \dfrac{7}{6}} \right\}\) 

C. \(S = \emptyset \)

D. \(S = \left\{ {\dfrac{7}{6}} \right\}\)

Câu hỏi 21 :

Cho góc x thoả 00 < x < 900. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai:

A. sinx > 0

B. cosx < 0

C. tan x> 0

D. cotx > 0

Câu hỏi 22 :

Trên đường tròn tùy ý, cung có số đo 1rad là:

A. cung có độ dài bằng 1.

B. cung có độ dài bằng bán kính

C. cung có độ dài bằng đường kính.

D. cung tương ứng với góc ở tâm là 60o

Câu hỏi 23 :

Trên đường tròn lượng giác, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Cung lượng giác có điểm đầu A và điểm cuối B chỉ có một số đo

B. Cung lượng giác có điểm đầu A và điểm cuối B chỉ có 2 số đo sao cho tổng của chúng bằng 2π

C. Cung lượng giác có điểm đầu A và điểm cuối B chỉ có 2 số đo hơn kém nhau 2π

D. Cung lượng giác có điểm đầu A và điểm cuối B có vô số số đo sai khác nhau 2π

Câu hỏi 24 :

Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về “đường tròn định hướng”?

A. Mỗi đường tròn là một đường tròn định hướng. 

B. Mỗi đường tròn đã chọn một điểm là gốc đều là một đường tròn định hướng

C. Mỗi đường tròn đã chọn một chiều chuyển động và một điểm gốc đều là một đường tròn định hướng.

D. Mỗi đường tròn trên đó ta chọn một chiều chuyển động gọi là chiều dương và chiều ngược lại được gọi là chiều âm là một đường tròn định hướng. 

Câu hỏi 25 :

Quy ước chọn chiều dương của một đường tròn định hướng là:

A. Luôn cùng chiều quay kim đồng hồ

B. Luôn ngược chiều quay kim đồng hồ. 

C. Có thể cùng chiều quay kim đồng hồ mà cũng có thể là ngược chiều quay kim đồng hồ

D. Không cùng chiều quay kim đồng hồ và cũng không ngược chiều quay kim đồng hồ. 

Câu hỏi 28 :

Giá trị của biểu thức \(A = \sin \left( {\frac{\pi }{3} + \frac{\pi }{4}} \right)\) là:

A. \(\frac{{\sqrt 6  + \sqrt 2 }}{4}\)

B. \(\frac{{\sqrt 6  - \sqrt 2 }}{4}\)

C. \(\frac{{ - \sqrt 6  + \sqrt 2 }}{4}\)

D. \(\frac{{ - \sqrt 6  - \sqrt 2 }}{4}\)

Câu hỏi 29 :

Cho \(\cos \alpha  = \frac{1}{3}\). Khi đó giá trị biểu thức \(B = \sin \left( {\alpha  - \frac{\pi }{4}} \right) - \cos \left( {\alpha  - \frac{\pi }{4}} \right)\) là:

A. \(\frac{{\sqrt 2 }}{3}\)

B. \(\frac{{ - \sqrt 2 }}{3}\)

C. \(\frac{{2\sqrt 2 }}{3} - \frac{1}{3}\)

D. \(\frac{{ - 2\sqrt 2 }}{3} - \frac{1}{3}\)

Câu hỏi 31 :

Cho \(\Delta ABC\), trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào không đúng?

A. \(\sin \frac{A}{2} = \cos \frac{B}{2}\cos \frac{C}{2} - \sin \frac{B}{2}\sin \frac{C}{2}\)

B. \(\frac{{{{\tan }^2}A - {{\tan }^2}B}}{{1 - {{\tan }^2}A{{\tan }^2}B}} =  - \tan \left( {A - B} \right)\tan C\)

C. \(\cot A\cot B + \cot B\cot C + \cot C\cot A = 1\)

D. \({\sin ^2}\frac{A}{2} + {\sin ^2}\frac{B}{2} + {\sin ^2}\frac{C}{2} = 2\sin \frac{A}{2}\sin \frac{B}{2}\sin \frac{C}{2}\)

Câu hỏi 33 :

Đơn giản biểu thức \(A = \cos x.\cos 2x.\cos 4x...\cos {2^n}x\) ta được kết quả là:

A. \(\frac{{\sin nx}}{{n\sin x}}\)

B. \(\frac{{\sin {2^{n + 1}}x}}{{{2^{n + 1}}\sin x}}\)

C. \(\frac{{\sin \left( {n + 2} \right)x}}{{\left( {n + 2} \right)\sin x}}\)

D. \(\cos {2^{n + 1}}x\)

Câu hỏi 34 :

Cho \(\cot \frac{\pi }{{14}} = a\). Khi đó giá trị biểu thức \(K = \sin \frac{{2\pi }}{7} + \sin \frac{{4\pi }}{7} + \sin \frac{{6\pi }}{7}\) là:

A. a

B. \(\frac{a}{2}\)

C. \(\frac{{4a\left( {{a^2} - 1} \right)\left( {3{a^2} - 1} \right)}}{{{{\left( {{a^2} + 1} \right)}^3}}}\)

D. \(\frac{{{{\left( {{a^2} + 1} \right)}^3}}}{{4a\left( {{a^2} - 1} \right)\left( {3{a^2} - 1} \right)}}\)

Câu hỏi 36 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d:x + y - 5 = 0 và I(2;0). Tìm điểm M thuộc d sao cho MI = 3

A. \(\left( {2;3} \right);\,\,\left( {5;0} \right)\)

B. \(\left( {2;3} \right);\,\,\left( { - 1;6} \right)\)

C. \(\left( { - 1;6} \right);\,\,\left( {5;0} \right)\)

D. \(\left( {3;2} \right);\,\,\left( {2;3} \right)\)

Câu hỏi 38 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho d:2x - 3y + 1 = 0 và \(\Delta : - 4x + 6y - 5 = 0.\) Khi đó khoảng cách từ d đến \(\Delta\) là:

A. \(\frac{{7\sqrt {13} }}{{26}}.\)

B. \(\frac{{3\sqrt {13} }}{{26}}.\)

C. \(\frac{{3\sqrt {13} }}{{13}}.\)

D. 0

Câu hỏi 39 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d:2x + 3y - 4 = 0. Điểm \(M \in d\) thì tọa độ có dạng

A. \(M\left( {m; - 2m + 4} \right).\)

B. \(M\left( { - 3m + 4;m} \right).\)

C. \(M\left( {2 + 3m; - 2m} \right).\)

D. \(M\left( {0;2m + 3m - 4} \right).\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK