+ Tính số ADN con
- 1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo \(2 = 2^1\) ADN con
- 1 ADN mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo \(4 = 2^2 \)ADN con
- 1 ADN mẹ qua3 đợt tự nhân đôi tạo \(8 = 2^3\) ADN con
- 1 ADN mẹ qua x đợt tự nhân đôi tạo \( 2^x\)ADN con
Vậy : Tổng số ADN con = \(2^x\)
- Dù ở đợt tự nhân đôi nào , trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN ban đầu , vẫn có 2 ADN con mà mỗi ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ . Vì vậy số ADN con còn lại là có cả 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ nu mới của môi trường nội bào .
Số ADN con có 2 mạch đều mới = \(2^x -2\)
+ Tính số nu tự do cần dùng
- Số nu tự do cần dùng thì ADN trải qua x đợt tự nhân đôi bằng tổng số nu sau cùng coup trong các ADN con trừ số nu ban đầu của ADN mẹ
Vì vậy tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua x đợt tự nhân đôi :
\(\sum N _{td}= N.2^k -N = N(2^x -1)\)
- Số nu tự do mỗi loại cần dùng là:
\(\sum A_{td}= \sum T_{td} = A(2^x -1)\)
\(\sum G_{td}= \sum X_{td} = G(2^x -1)\)
- Nếu tính số nu tự do của ADN con mà có 2 mạch hoàn toàn mới:
\(\sum N _{td \ hoàn \ toàn \ mới} = N ( 2^X-1)\)
\(\sum A _{td \ hoàn \ toàn \ mới} =\sum T_{td}= A(2^x -2)\)
\(\sum G _{td \ hoàn \ toàn \ mới} =\sum X_{td}= G(2^x -2)\)
Copyright © 2021 HOCTAPSGK