Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Câu 1: Cảnh bình minh và con người thôn Vĩ...

Câu 1: Cảnh bình minh và con người thôn Vĩ được hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”? Nhận xét của em về c

Câu hỏi :

Câu 1: Cảnh bình minh và con người thôn Vĩ được hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”? Nhận xét của em về cảnh bình minh và con người thôn Vĩ? Câu 2: Cảnh thôn Vĩ hiện lên như thế nào ở khổ 2 của bài thơ, hãy chỉ ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và cho biết cảnh ở đây có sự khác biệt gì so với khổ thơ thứ nhất? Câu 3: Hình ảnh bến sông trăng trong khổ thơ 2 của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” gợi cho em cảm giác gì về vẻ đẹp của thiên nhiên? Đằng sau phong cảnh ấy là tâm sự gì của nhà thơ? Câu 4*: Câu hỏi cuối cùng ở khổ thơ thứ 3 của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” bộc lộ tâm trạng gì của nhà thơ và nó có liên quan như thế nào với câu hỏi mở đầu?

Lời giải 1 :

iới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

Ví dụ:

    Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng không được may mắn trong cuộc sống. Khi ra đi ông để lại một kho tàng văn thơ vô cùng to lớn. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Hàn Mặc Tử đó là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ nói về cảnh nơi thôn Vĩ, nơi có người ông thương.

- Giới thiệu khái quát nội dung khổ thơ đầu: Cảnh đẹp nơi thôn Vĩ được thể hiện rõ nhất qua khổ 1 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

b) Thân bài: Cảm nhận khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

* Khái quát về bài thơ:

- Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

+ Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu tiên trong tập Thơ điên (về sau đổi tên thành Đau thương).

+ Bài thơ được viết khi Hàn Mặc Tử nhận được một tấm bưu thiếp từ người con gái mà nhà thơ thầm thương, Hoàng Thị Kim Cúc.

- Địa danh "thôn Vĩ Dạ" : Vĩ Dạ là một phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng.

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

- Lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình, cũng có thể là lời nhà thơ tự vấn lòng mình

- Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng -> Cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả

=> Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình, tự nhủ lòng mình sao dễ lãng quên một nơi mà mình từng gắn bó, một phong cảnh thiên nhiên nên thơ của Huế được điển hình qua thôn Vĩ.

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên."

- Nhờ ánh nắng, cảnh vật như bừng sáng hơn

+ Những hàng cau thẳng tắp và nắng ban mai tràn ngập không gian

+ Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ

- “nắng mới lên” : cái nắng sớm ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết

-> Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ

"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"

- “mướt”: một trạng thái gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật

- sắc xanh "như ngọc" mang ý nghĩa tượng trưng cho một làng quê yên bình, trù phú.

=> Vườn tược nơi đây xanh màu ngọc, càng lung linh hơn dưới nắng mai khi lá cành còn đọng sương đêm trước.

* Luận điểm 2: Hình ảnh con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng.

"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

- “lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh con người hiện lên với nét đôn hậu, dịu dàng.

-> Hình ảnh con người bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh cuộc sống thêm nồng ấm qua giọng thơ êm dịu gợi trong lòng người đọc một cảm giác bình yên khi đứng trước bức tranh thơ độc đáo ấy.

=> Nét đẹp hài hòa giữa cảnh và người đã làm cho xứ Huế trở nên thơ mộng và thi vị hơn.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn ngữ điêu luyện

- Bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng

- Câu hỏi tu từ, điệp từ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác...

c) Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Ví dụ:

     Khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với thành phố Huế mộng mơ. Đồng thời qua đó hình ảnh thiên nhiên Huế được thể hiện hết sức sinh động, đẹp đẽ và sống động.




Thảo luận

Lời giải 2 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Dịch bệnh rồi sẽ qua, những bài ca ở lại

“Giấc ngủ vội, manh chiếu cói trên sân

Thở qua khẩu trang, áo quần bảo hộ

Anh nằm đó, chị nằm đó… - sau những chuyến xe đêm mệt nhoài phụng sự

Những chuyến xe mang nặng nghĩa đồng bào

 

Khi đất nước cần, chúng ta siết vai nhau

Người góp của, người góp công thầm lặng

Một chút nhỏ nhoi với tâm thành hiến tặng

Dìu nhau qua phút gian khó ngọt tình

 

Giấc ngủ vùi thơm hương nắng bình minh

Thức dậy hôm nay – những thiên thần đất Việt

Chiến trường không tiếng súng

Vững lòng và lạc quan.

(Phật tử Lương Đình Khoa)

Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: xác định thể thơ của văn bản ?

Câu 3: tìm những chi tiết cho thấy sự hi sinh thần lặng của các lực lượng chức năng trong phòng chống dịch bệnh covid-19?

Câu 4: em hiểu thế nào về câu thơ “chiến trường không tiếng súng” ?

Câu 5 : viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid-19?

 mn giúp e ạ 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK