Câu 1
Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng của bài thơ " Tràng giang", là do sông Hồng gợi tứ. Đồng thời cho thấy tâm trạng của thi sĩ Huy Cận trong hoàn cảnh đất nước nô lệ
Câu 2
- Bpnt:
+ Nhà thơ sử dụng một loạt các thi liệu trong thơ Đường như “thuyền, nước, sóng, …”
+ Sử dụng từ láy: tràng giang, điệp điệp, song song
+ bpnt đối lập " củi một cành khô"- " lạc mấy dòng"
=> Tác dụng: Làm hiện lên bức tranh sông nước tràng giang với sự đối lập giữa thiên nhiên, không gian vũ trụ mênh mông với sự sống nhỏ bé, đơn chiếc, lạc lõng, mong manh. Qua đó cho thấy tâm trạng , nỗi cô đơn, nõi sầu vô tận và niềm khao khát hòa hợp của nhà thơ.
Câu 3
Câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng mang dáng dấp của một câu thơ hiện đại, khác hẳn với những câu thơ trên. Hình ảnh củi một cành khô là một chi tiết chân thực, nôm na, gần gũi với đời thường. Điều này ít gặp trong thơ ca cổ điển mà thường xuất hiện trong thơ hiện đại, là sự cách tân trong thơ Huy Cận. Hình ảnh cành củi khô bập bềnh trôi dạt lạc lõng gợi ra sự nhỏ bé cô đơn. Tác giả sử dụng biện phpá nghệ thuật đối lập giữa cái nhỏ bé, mong manh của " củi một cành khô" và cái mênh mông bao la của " lạc mấy dòng" tô đậm tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi. Nếu liên tưởng dòng sông là dòng đời thì cành củi khô là hình ảnh của thân phận cô đơn, lạc lõng không biết trôi dạt về đâu.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK