Câu 1:
Chúng ta có trách nhiệm vô cùng to lớn đối với biển cả quê hương. Biển cả quê hương chính là nơi đã mang lại cho ta nguồn lợi vô cùng phong phú. Những cơn sóng biển, sự giàu đẹp của biển đã tạo nên vẻ đẹp VIệt Nam nghìn đời. Là một người trẻ, em hiểu rằng mình phải nỗ lực, phải cố gắng dựng xây biển đảo quê hương giàu đẹp. Trách nhiệm của chúng ta là ý thức về chủ quyền biển đảo. Ngay nay, nhiều thế lực thù địch đã và đang xâm lấn biển đảo, chỉ khi ta ý thức mình thì mới có thể bảo vệ chủ quyền. Thêm vào đó, chúng ta phải ra sức học tập để hiểu rằng cha ông đã vất vả vô cùng để dựng xây biển đảo. Và từ đó, mỗi người thêm ý thức mình, biết bản thân cần làm gì vì sự tươi đẹp của quê hương. GIữ gìn và bảo vệ biển dảo là chìa khóa quan trọng vì một VIệt Nam thống nhất, độc lập mà mỗi công dân, đặc biệt là người trẻ phải tự ý thức để có thể gìn giữ.
Câu 2:
Tôi là người cháu trong bài thơ Bếp lửa. Hiện tôi đang sinh sống và làm việc ở Liên Xô xa xôi. Có lẽ các bạn đều biết về câu chuyện của tôi và bà bên bếp lửa rồi nhỉ. Nhưng đó không chỉ là câu chuyện nghĩa tình bà cháu mà còn là bao nhung nhớ tôi dành cho quê hương. Sau đây, tôi sẽ kể lại cho các bạn cùng nghe về câu chuyện trong Bếp lửa.
Ngày tôi còn bé, khoảng bốn tuổi. Dân tộc ta khi ấy vẫn còn bị ách đô hộ của kẻ thù chà đạp. Nạn đói năm 1945 ập đến như một giấc mộng kinh hoàng. Nghĩ lại mà tôi vẫn không thể nào quên. Cha tôi đi làm nghề đánh xe mà con ngựa còn bị khô rạc. Nghèo lắm, khổ lắm. Bố mẹ gửi tôi về ở với bà nội. Hai bà cháu nương tựa nhau bên bếp lửa ấm nồng.
Và từ ngày sống với bà, tôi đã quen mùi khói bếp, lúc nào cũng lem luốc khói bếp đen ngòm nhưng lại ấm áp và thấy vui nôn nao. Bà tôi thì dậy từ sớm để nhóm lửa. Tôi thấy mà thương bà quá. Nhọc nhằn cả đời bà dường như cứ mỗi lúc một thêm sâu sắc khi bếp lửa kia và bà song hành.
Trong kí ức của tôi, còn hình ảnh chim tu hú kêu và câu chuyện của bà. Bà tôi bảo tiếng tu hú gợi bà về kí ức nhứng ngày ở Huế. Còn tôi, tôi chỉ thấy nhớ, thấy thương cho bà vì từng phải sống lầm lũi, đơn độc một mình. Bà tôi nhoc nhằn, cả đời lam lũ như thế đấy.
Tưởng hai bà cháu cứ sống bình lặng như thế nhưng vận hạn không thể báo trước. Giặc đốt làng khiến cả ngôi làng hoang tàn. Nhà tôi chỉ có hai bà cháu nên cũng không có sức dựng nhà. Rất may là hàng xóm hiền hậu, hết lòng giúp đỡ hai bà cháu nên cuộc sống mới ổn định hơn. Tôi thấy may mắn vì hai bà cháu được giúp đỡ. Bà tôi thì thấu hiểu nên dặn không được viết thư kể với bố việc nhà bị đốt. Hai bà cháu động viên nhau vượt gian khó. Nhờ xóm làng giúp sức nên túp lều tranh tuy nhỏ hẹp nhưng hai bà cháu đã chống đỡ được phần nào. Và cuộc sống vẫn cứ thế thầm lặng trôi qua bên bếp lửa.
Sáng nào bà cũng vẫn dạy sớm như thế. Trời rét mướt hay không, vẫn hình ảnh bà tảo tần cơm nước, nấu xôi gạo thơm ngon. Tôi luôn trông chờ bà và bếp lửa đỏ hồng ấm áp. Hình ảnh bà luôn gắn liền với hi sinh, với yêu thương và bà đã hết lòng chăm sóc để tôi biết thêm yêu thương cuộc sống này.
Giờ tôi đã đi xa, xa bà và bếp lửa. Ở đất nước hiện đại này, lửa không nhoèn mắt, nơi đây hiện đai tiện nghi. Thế nhưng tôi mãi mãi không quên bà và bếp lửa. Vì, đó là kí ức, là yêu thương và là sự kết nối giữa tôi và kí ức tuổi thơ bên bà.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK