Hệ hô hấp gồm :
• Đường dẫn khí : gồm các bộ phận : mũi, họng, thanh quản, khí quản và phế quản
- Mũi : Có xoang rộng được phủ lớp niêm mạc có nhiều lông và tuyến tiết nhày. Dưới lớp niêm mạc có mạng mao mạch dày đặc. Lông và chất nhày có tác dụng giữ bụi của không khí khi qua xoang mũi; mạng mao mạch có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi.
- Họng : Là nơi thông giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ở họng có 6 tuyến amidan và 1 tuyến V. A chứa nhiều tế bào limpho, góp phần diệt vi khuẩn trong không khí qua họng.
- Thanh quản :
+ Thanh quản : Vừa là cơ quan hô hấp, vừa có vai trò phát âm tạo tiếng nói, được cấu tạo bằng sụn và các dây
chằng.
+ Khí quản : Được cấu tạo bởi 15 đến 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Mặt trong khí quản có lớp niêm
mạc chứa tuyến tiết nhày với nhiều lông rung động liên tục.
+ Phế quản : Được cấu tạo bởi các vòng sụn; ở phế quản, tận nơi cuối cùng của phế quản tiếp xúc với phế nang thì được cấu tạo bằng các thớ cơ.
Thanh quản, khí quản, phế quản đều có chức năng chung là dẫn khí ra vào phổi. Các lông khí quản rung động có khả năng cản các vật lạ nhỏ rơi vào. Sụn thanh thiệt của thanh quản có tác dụng như một nắp đậy, ngăn thức ăn vào thanh quản khi cơ thể nuốt thức ăn.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK