Đáp án:
Câu 61: D. Ruột non
Câu 62: B. sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non.
Câu 63: D. Ruột.
Câu 64: D. 3,4,5.
Câu 12: A. môn vị.
Câu 65: A. Lipit
Đáp án:
Câu 61: Trong hệ tiêu hóa, bộ phận nào dưới đây có kích thước dài nhất?
Trả lời: D. Ruột non
-> Ruột non dài khoảng 5-9m, trung bình 6.5m, là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị của dạ dày đến góc tá- hỗng tràng. Ruột non gồm ba phần là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.
Câu 62: Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột tạo điều kiện cho
Trả lời: B. sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non.
-> Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch.
Câu 63: Giun, sán thường gây ảnh hưởng đến bộ phận nào trong ống tiêu hóa?
Trả lời: D. Ruột.
-> Giun sán có thể ký sinh ở nhiều cơ quan nhưng chủ yếu là ruột.
Câu 64: Cho các chất có trong thức ăn sau:
1. Vitamin
2. Muối khoáng
3. Gluxit
4. Prôtêin
5. Lipit
Các chất được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa là
Trả lời: D. 3,4,5.
-> Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như sau: + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic. + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : vitamin, muối khoáng, nước.
Câu 12: Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sự đóng mở của
Trả lời: A. môn vị
-> Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sự mở đóng củamôn vị, dộ axit cao của thức ăn xuống tá tràng là tín hiệu đóng môn vị. Khi lượng thức ăn này đã thấm đảm dịch mật và dịch tuy, độ axit của thức ăn được trung hoà bởi các muối mật và dịch tuy có tính kiềm, môn vị lại mở dê thức ăn tiếp tục xuống.
Câu 65: Chất nào dưới đây qua hoạt động tiêu hóa sẽ bị phân giải thành axit béo và glixêrin?
Trả lời: A. Lipit
-> Lipit chịu tác dụng của dịch mật bị phân cắt thành các giọt lipit nhỏ, rồi tiếp tục chịu tác dụng của enzim, chúng bị biến đổi đến phân tử nhỏ cuối cùng là glixêrin và axit béo
*Học tốt nha*
_chaoxin15124_
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK