Câu 1:
Bánh trôi nước- cùng tham khảo bài thơ này, chúng ta cùng suy nghĩ lại thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Chúng ta cũng biết xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, đó là một xã hội đen tối và thối nát, đó cũng là thời đại mà nhà thơ Hồ Xuân Hương đã sống. Chị cũng là phụ nữ, là con gái của cái xã hội ấy, chị cũng chịu chung số phận với họ nên chị hiểu phụ nữ Việt Nam hơn ai hết. Người con gái tuy xinh đẹp, trong trắng, thuần khiết nhưng lại phải chịu cuộc sống “bảy nổi ba chìm”, để mặc cho số phận trôi nổi trên mặt nước, chẳng biết đi đâu về đâu. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào cũng không để tâm hồn mình trôi theo dòng chảy, họ vẫn luôn giữ được vẻ đẹp thuần khiết, dịu dàng, nhân hậu vốn có của người phụ nữ Việt Nam. Đẹp đẽ, chúng tỏa hương thơm như hoa sen giữa đất hôi, không cần nhuộm màu gì cả. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
Câu 2: Mình xin kham khảo trên mạng vì hơi khó nghĩ ạ!
Nhà tôi ở xa trường nên những buổi trưa, tôi thường phải ở lại, vào quán ăn cơm. Và ở cái quán cơm quen thuộc này, tôi đã được chứng kiến một câu chuyện thật xúc động.
Lần đầu tiên bước chân vào quán, tôi còn đang bỡ ngỡ... thì một người phụ nữ khoảng chừng bốn mươi tuổi đi đến hỏi han, và phục vụ tận tình. Nhìn cô tôi không khỏi chạnh lòng, gương mặt cô xanh xao, gầy gò, đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt ngơ ngác như vừa trải qua một việc gì đó kinh hoàng. Nhìn nhanh sang phía bên kia, tôi thấy một người phụ nữ khác trông nhanh nhẹn và tháo vát đang lúi húi làm việc trong bếp lò, vừa làm vừa nhìn lại cô, tôi hiểu vai trò của cô ở nơi này. Vâng, họ là bà chủ và cô giúp việc! Nhưng một điều lạ là họ nói chuyện với nhau, gọi nhau rất nhẹ nhàng, thân mật giống như người trong một nhà vậy.
Một bé gái chừng độ 9 tuổi chạy ra níu áo cô. Tôi mỉm cười hỏi:
- Con gái cô đây ạ?
Người đàn bà ngơ ngác gật đầu, rồi mang bát đũa ra cho khách. Quán vắng người. Cái thị trấn nhỏ này chỉ có mấy cô chú làm ở cây xăng, hoặc vài người chuyển hàng từ miền ngoài vào là khách của quán cơm trưa duy nhất. Mẹ con người làm thuê thường phải mang cơm ra tận nơi làm của họ. Hôm đó, tôi mới có dịp hỏi chuyện về mẹ con người đi ở. Bác chủ quán mới thong thả kể:
Người đàn bà ấy vốn là một đứa trẻ mồ côi, rồi lớn lên, lấy chồng, lại bị nhà chồng hắt hủi, đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Chị có con, nhưng người chồng tệ bạc cũng không nhận. Cuối cùng, chị phải bế con đi ăn xin. Cuộc đời khổ ải khiến chị trở thành một người ngơ ngác. Đôi mắt lúc nào cũng ngây ngây. Và chị sợ, luôn sợ một cái gì đó, có lúc ánh mắt trông hoang dại, thật đáng thương.
Đến thị trấn này, hai mẹ con người đàn bà tội nghiệp đã gặp bác chủ quán. Công việc chẳng nhiều, nhưng bác trai vốn là một thầy giáo, cả hai bác giàu lòng thương người cứ nhận họ về ở, vừa để giúp việc cho gia đình, vừa để tạo điều kiện cho mẹ con họ có chỗ ăn chỗ ở. Rồi mấy năm sau, hai bác còn cho đứa con gái nhỏ được đi học.
Chỉ vì cuộc đời xô đẩy mà mẹ con họ ra nông nỗi này! Biết bao giờ mẹ con chị mới có một mái nhà để sống như những người bình thường khác? Tôi thầm cảm ơn bác chủ quán và thầy giáo đã cho hai mẹ con tội nghiệp ấy một chỗ ở, một nơi làm, dù chỉ tạm bợ, để những đêm đông giá lạnh hay những ngày mưa bão, mẹ con họ có chỗ nương nhờ.
Tấm lòng của gia đình bác thật đáng trân trọng. Tôi mong sao mẹ con họ sẽ còn gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm như vậy để có một ngày mai tươi sáng hơn.
MIK VIẾT DUỌC 5 CÂU HOI
1 VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM. ĐÓ LÀ MỘT TINH THẦN LẠC QUAN YÊU ĐỜI. VẺ CỦA HỌ RẤT ĐẶC BIỆT DÙ BỊ KHINH NHƯNG HỌ VẪN GIỮ VỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỌ. NGƯỜI TA THƯỜNG BẢO ĐÀN BÀ ĐÁ KHÔNG QUA ĐƯỢC CỌNG CỎ NHƯNG TẠI SAO CÓ RẤT NHIỀU NGƯỜI LÀ NỮ MÀ HỌ LẠI LÀM CHỦ TỊCH GIẢM ĐỐC. ĐIỀU ẤN TUỌNG LÀ HỌ RẤT KIÊN TRÌ HỌ LÀM MỆT MỎI NHƯNG HỌ VẪN LÀM TIẾP. HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI GIÚP MÌNH HẰNG NGÀY HỌ NẤU ĂN HỌ ĐI CHỢ HỌ KIẾM TIỀN NHƯ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG HỌ LÀ ANH HÙNG. PHỤ NỮ VIỆT NAM MUÔN NĂM
2 MIK KO BK
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK