Trang chủ Sinh Học Lớp 7 1- Chứng minh sự đa dạng của lớp sâu bọ,...

1- Chứng minh sự đa dạng của lớp sâu bọ, giáp xác nói riêng và ngành chân khớp nói chung. 2-- Các đặc điểm nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

Câu hỏi :

1- Chứng minh sự đa dạng của lớp sâu bọ, giáp xác nói riêng và ngành chân khớp nói chung. 2-- Các đặc điểm nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? 3-Sự đa dạng của các lớp cá thể hiện như thế nào. 4-- Sự đa dạng của các lưỡng cư thể hiện như thế nào. 5-- Sự đa dạng của các bò sát thể hiện như thế nào. 6-- Chứng minh các ngành động vật: giun tròn, giun dẹp phong phú và đa dạng.

Lời giải 1 :

Đáp án:

1. Sự đa dạng thể hiện qua số lượng loài:hơn 1 triệu loài môi trường sống:trên cạn ,dưới nước ,kí sinh,..

Tập tính :sinh sản ,kiếm ăn ,tự vệ ,tấn công.

2. Đặc điếm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung:

  • Cơ thế có 3 phần (đầu, ngực, bụng)
  • Đầu có 1 đôi râu
  • Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

 3. *Sự đa dạng :

Trên thế giới có khoảng 25 415 loài cá. ở Việt Nam đã phát hiện 2 753 loài, trong hai lớp chính : Lớp Cá sụn và lớp Cá xương.
Lớp Cá sụn mới chỉ được phát hiện khoảng 850 loài, gồm những loài cá sống ở nước mặn và nước lợ, có bộ xương bằng chất sụn. có khe mang trần, da nhám, miệng nằm ớ mặt bụng. Đại diện là cả nhám (ăn nổi, sổng ờ tầng nước mặt) .Cá đuổi kiếm ăn ở tầng đáy.
Lớp Cá xương gồm đa số những loài cá hiện nay sống ở biển, nước lợ và nước ngọt. Chúng có bộ xương bằng chất xương và có những đặc điếm tương tự như cá chép. Đại diện : cá vển, cá chép .

Những loài cá sống trong những môi trường và trong những điểu kiện sống khác nhau thì có cấu tạo và tập tính sinh học khác nhau.

 4.

Lưỡng cư có khoảng 4000 loài chia thành 3 bộ phân biệt bởi đặc điểm cơ bản của chân và đuôi.

  • Bộ lưỡng cư không đuôi: Số lượng lớn nhất như (ếch đồng, cóc nhà...) Thân ngắn, không đuôi, chi sau > chi trước
  • Bộ có đuôi (đại diện cá cóc Tam Đảo) Có đuôi lớn, 4 chi gần bằng nhau.
  • Bộ không chân(đại diện ếch trun, ếch giun). Thân dài gống giun, không chân.

    - Ếch cóc Tam Đảo: chủ yếu sống ở những suối nước trong thuộc vùng núi Tam Đảo, gặp nguy hiểm trốn vào các hang hốc. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.

    - Ếch cây hay chẫu chàng: sống trên cây, bụi cây, rất gần các vực nước.Ngón chân có giác bám lớn leo cây, gặp nguy hiểm nhảy xuống nước hay ẩn vào cây. Hoạt động vào ban đêm.

    - Ễnh ương: lớn ưa sống trong nước hơn trên cạn,nuốt khi vào cơ thể căng phồng như một chiếc phao bơi, làm kẻ thù phải sợ. Hoạt động vào ban đêm.

    - Cóc nhà sống trên cạn. Da xù xì co nhiều tuyến độc.Hai tuyến mang tai lớn. Người ăn phải nhựa cóc, trứng và gan thường bị chết vì ngộ độc.Hoạt động buổi chiều và ban đêm.

    - Ếch giun chỉ gặp ở miền núi, sống chui luồn trong hang đất xốp gần ao hồ đẻ trứng gần nơi có nước. Trứng được ếch cái cuốn lấy để bảo vệ. Tự vệ bằng cách trốn vào khe đất, hoạt động cả ngày và đêm.

    5. - Trên thế giới có khoảng 6 500 loài bò sát. ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài, Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn. Bò sát hiện nay được xép bôn bộ : bộ Đầu mỏ , bộ Có vảy (chủ yếu gồm những loài sông ở cạn), bộ Cá sáu (sống vừa ở nước vừa ở cạn) và bộ Rùa gồm một số loài rùa cạn, một số loài rủa nước ngọt (sống vừa ở nước vừa ở cạn), ba ba sống chủ yếu ở nước ngọt, rùa biến sống chủ yếu ở biển.

    - Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long:

    +Tổ tiên của Bò sát được hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.

    +Gặp điều kiện thuận lợi, bò sát cổ phát triển mạnh mẽ → thời kì phồn thịnh của bò sát (thời kì Khủng long).

    +Trong thời kì Khủng long có nhiều loài bò sát to lớn, hình thù kì lạ, thích nghi với những môi trường sống có điều kiện sống rất khác nhau.

    +Một số loài khủng long điển hình đã được khoa học mô phỏng lại.

    -Sự diệt vong của khủng long:
  • + Khí hậu Trái đất lúc đó đang nóng bỗng trở nên lạnh đột ngột, thiên thạch va vào Trái đất, cùng với thiên tai như: núi lửa, khói bụi che phủ bầu trời Trái đất trong nhiều năm → quang hợp thực vật bị ảnh hưởng → thiếu thức ăn, chỗ trú để tránh rét  khủng long có kích cỡ lớn bị tiêu diệt hàng loạt. Chỉ còn 1 số loài có kích cơ nhỏ như: thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu … còn tồn tại cho đến ngày nay.

 6.* Giun tròn:

- Ngành giun tròn là một nhóm sinh vật thuộc ngành Nematoda. Phạm vi sinh sống của ngành giun tròn rất rộng lớn với hơn 28000 loài. Chúng sống ở hầu hết các hệ sinh thái từ nước mặn cho tới nước ngọt, từ vùng có nhiệt độ cao nhất cho đến vùng có nhiệt độ thấp nhất. Nghành giun tròn gồm: giun đũa, giun móc câu, giun rễ lúa, giun kim.

 Một số đặc điểm nổi bật của ngành giun tròn:

- Nơi sống: phần lớn sống kí sinh ở động vật, thực vật và con người, một số ít khác sống tự do.

- Cấu tạo: + Cơ thể hình trụ, thường có cấu tạo thuôn 2 đầu, có lớp vỏ cutin phía ngoài.

                 + Có khoang cơ thể không chính chưa chính thức.

                 + Có cơ quan tiêu hóa ở dạng ống, được bắt đầu ở miệng và kết thúc ở hậu môn.

*Giun dẹp:

 - Giun dẹp là một ngành động vật không có xương sống, thân hình dẹp và phân đốt. Loài sinh vật này thường sống ký sinh ở người và động vật, đặc biệt là trong các cơ quan nhiều chất dinh dưỡng như ruột non hay máu…Các loại giun dẹp khác được biết tới phổ biến như: sán lá máu, sán bã trầu, sán dây.

- Khác với đặc điểm chung của ngành giun trònngành giun dẹp có một số đặc điểm sau:

+ Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên

+ Được chia thành đầu, đuôi, lưng, bụng và có thể dễ dàng phân biệt

+ Ruột được phân thành các nhánh và chưa có hậu môn

+ Có bao mô bì cơ bọc phía ngoài cơ thể

- Với một số loài giun dẹp sống kí sinh, cơ thể chúng còn có một số đặc điểm sau:

+ Cơ quan sinh sản phát triển, vì thế có thể sinh sôi nhanh chóng

+ Có giác bám rất chắc và phát triển

+ Ấu trùng thường được phát triển qua vật chủ trung gian.

Giải thích các bước giải:

 

Thảo luận

-- cảm ơn bạn
-- Ko cs j

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK