“Rằm tháng giêng” là một trong những bài thơ do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác nhân vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua hai câu thơ đầu tiên của bài, ta có thể thấy một bầu không gian huyền ảo, tràn ngập ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng. Ngoài việc miêu tả ánh trăng, tác giả còn nói đến một nguồn năng lượng vô cùng đặc biệt, đó chính là sức sống của mùa xuân đang lan tỏa, bao trùm trong bầu ko gian ấy. Điệp từ “xuân” đã đc lặp lại ba lần trong câu thơ thứ hai để gợi lên bức tranh thiên nhiên chứa nhiều tầng lớp nhưng lại chan hòa với nhau trong hơi xuân. Chỉ qua hai câu thơ, tác giả đã cho ta thấy cả không gian, thời gian và bức tranh thiên nhiên vừa rộng rãi, vừa sinh động. Ở câu thơ thứ ba, cụm từ “yên ba thâm xứ” ko phải là khung cảnh hay tác nhân để khơi gợi nỗi buồn, nỗi nhớ quê nhà mà là nơi những người chiến sĩ ẩn mình vào đó để bàn bạc việc quân, việc nước. Câu thơ cuối bài mang một vẻ đẹp cổ điển rất độc đáo và cùng với nét cổ điển đó, ta có thể thấy hình ảnh con người đã có sự vận động. Nếu câu thơ thứ ba gợi lên hình ảnh con người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ để bảo vệ đất nước thì câu thơ thứ tư lại gợi lên hình ảnh con người chiến sĩ say sưa cảm nhận vẻ đẹp của trăng và thiên nhiên, sông nước. Bài thơ trên gợi lên cho chúng ta thấy một phong cảnh thiên nhiên đang tràn đầy sức xuân cùng với phong thái ung dung, vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
$\textit{@ Bulletproof}$
$\textit{Xin ctlhn ặ}$
I/ Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,….)
– Giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng
II/Thân bài :
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
– Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.
– Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
– Dưới ánh trăng, điệp từ “xuân” gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,… trong đêm rằm đầu năm.
– Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước ” tiếp” giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận – 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh, gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen, sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu …
Giữa dòng bàn bạc việc quân
– Chuyển ý
– Trong khung cảnh nên thơ ấy, giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước, việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
– Khuya rồi vậy mà trăng vẫn “mãn thuyền” vẫn ngân nga đầy thuyền, trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu
– Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
– Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm, biết trân trọng vẻ đẹp của trăng
– Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ, ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ “Rằm tháng giêng” giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp, hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK