Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày...

1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ đầu trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăn

Câu hỏi :

1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ đầu trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya) Gợi ý: Nêu cảm nhận chung về hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya. + Vẻ đẹp đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc + Âm thanh tiếng suối chảy được so sánh như tiếng hát từ xa vọng lại. + Điệp từ lồng. + Cảnh đẹp, sinh động gần gũi, gắn bó với con người -> Bức tranh phản chiếu tâm hồn yêu thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác Help !!! Mik

Lời giải 1 :

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

Thảo luận

-- cho mk xin hay nhất
-- 5* và 1c.ơn
-- cái này có phải cậu tự làm ko
-- thank you so much

Lời giải 2 :

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.


Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK