Trang chủ Đạo đức Lớp 4 những việc nên làm và không nên làm khi điều...

những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn. viết 20 dòng trở lên nha. làm đc tui cho 5 sao, cảm ơn và câu trả lờ

Câu hỏi :

những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn. viết 20 dòng trở lên nha. làm đc tui cho 5 sao, cảm ơn và câu trả lời hay nhất

Lời giải 1 :

Những việc nên làm:

  • Người điều khiển xe đạp phải đi đúng phần đường, làn đường quy định đã được quy định, theo biển chỉ dẫn, cảnh báo hay tại nơi không có biển thì điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình.
  • Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.
  • Đi đúng tốc độ cho phép.
  • Người điều khiển xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Những việc không nên làm:

  • Đi xe dàn hàng ngang.
  • Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Bốc đầu, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Lạng lách, đánh võng, tạt đầu,... hay có các hành vi gây nguy hiểm, mất an toàn cho các phương tiện khác khi di chuyển.
  • Phóng nhanh, vượt ẩu.
  • Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Chở quá số người cho phép.
  • Buông cả hai tay khi đang tham gia giao thông.
  • Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Thảo luận

-- em cảm ơn ạ

Lời giải 2 :

1. Xe đạp cũng giống như tất cả các loại phương tiện khác lưu thông trên đường như xe hơi, xe gắn máy... Vì vậy người chạy xe đạp phải tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông. Luôn nhớ: Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau.

2. Luôn luôn lái xe bên phải đường theo đúng hướng dẫn giao thông. Không bao giờ được đi ngược đường.

3. Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua.

4. Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông.

5. Kể cả khi đi cùng bạn bè cũng luôn đi hàng một (không lái xe sóng đôi) trên đường, vì việc đi hàng hai hàng ba dễ gây nguy hiểm cho mình, cho bạn và cho cả những người đi trên các phương tiện khác.

6. Khi muốn vượt, phải xin vượt lên bên trái người và xe khác.

7. Không lái xe bằng một tay và đặc biệt không bao giờ được chạy xe trên 1 bánh để tránh bị mất thăng bằng trong những tình huống bất ngờ.

8. Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng.

9. Không đeo tai nghe khi đang chạy xe để có thể nghe rõ tiếng kèn của các xe khác cũng như tiếng còi điều khiển của cảnh sát giao thông.

10. Không bao giờ được đột ngột quẹo, cua khi chưa có sự quan sát đằng trước đằng sau. Khi muốn rẽ: đi chậm, dùng tay trái xin đường khi muốn rẽ trái; đi chậm, nhìn lại đằng sau bên phải khi muốn rẽ phải. Khi thấy thật sự có dấu hiệu an toàn - các xe đằng sau đi chậm lại hoặc lái theo hướng ngược với hướng mình định rẽ thì mới rẽ

Bạn có biết?

Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK