Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 MỌI NGƯỜI ƠI! GIÚP EM LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN...

MỌI NGƯỜI ƠI! GIÚP EM LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN NÀY VỚI( NHỚ LÀ DỰA THEO DÀN BÀI EM CHO NHÉ) Bài Cảnh khuya I/ Mở bài: - Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu

Câu hỏi :

MỌI NGƯỜI ƠI! GIÚP EM LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN NÀY VỚI( NHỚ LÀ DỰA THEO DÀN BÀI EM CHO NHÉ) Bài Cảnh khuya I/ Mở bài: - Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta là một nhà văn , nhà thơ lớn. - “Cảnh khuya” là bài thơ tôi yêu thích nhất trong chương trình ngữ Văn 7. - Bài thơ đã để lại trong lòng tôi một ấn tượng vô cùng sâu sắc II/ Thân bài a. Cảm nhận chung - Bài thơ “Cảnh khuya “dùng thể thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật - Ngôn ngữ bình dị , lời thơ ngắn mà ý nghĩa sâu sắc. - Bài thơ được sang tác vào năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống pháp - Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. b. Cảm nhận theo bố cục bài thơ * Hai câu đầu "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” - Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối trong trẻo, du dương như một sự hé mở không gian nơi rừng khuya thanh tịnh: - Trong đêm thanh vắng, âm thanh của tiếng suối nghe lại càng rõ. Âm thanh tiếng suối mà Bác nghe được là từ xa vọng đến. Điều này có nghĩa là âm thanh không phải là nghe rõ mồn một mà là thoáng qua, lúc rõ lúc không. Nhưng đều quan trọng là Bác vẫn cảm nhận được âm thanh ấy là một âm thanh trong trẻo, trong như tiếng hát êm dịu từ xa vọng lại. Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn Sơn” cũng đã có cảm nhận cực kì tinh tế về tiếng suối ở Côn Sơn: “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” - Câu thơ thứ hai như một bức họa cổ điển, có sự đan cài thêu dệt giữa sắc trắng và sắc đen, giữa trăng và hoa. Đó là hình ảnh ánh trăng lan toả rồi bao phủ khắp mặt đất. Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. - Điệp ngữ “ lồng” nhấn mạnh sự đan xen giữa các sự vật lại với nhau tạo nên một bức tranh thật lung linh ,huyền ảo trong đêm trăng - Tầng cao là ánh trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa của núi rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng sáng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung, len lỏi xuyên qua từng kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng cùng với bóng cổ thụ cũng như đan hòa vào nhau trên mặt đất tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật lung linh, huyền ảo. * Hai câu cuối Để từ đó mở ra hai câu thơ thấm đẫm chân tâm thực ý ở phía sau: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". - Trước cảnh thiên nhiên đẹp, với một tấm lòng trĩu lo cho dân cho nước Bác vẫn không ngủ được, vẫn thao thức, bồn chồn. Bác chưa ngủ, chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Nỗi lo lắng của Bác còn làm hiện lên một vẻ đẹp mới trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đó là, dù đang bận việc nước, lo việc dân. Tuy kháng chiến còn gian khổ nhưng Bác vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu, một sự tri âm đồng điệu. Đó là chất chiến sĩ trong con người của Bác. Như vậy chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn, đã tạc lên hình tượng Bác giao hòa trong vẻ đẹp của người chiến sĩ- thi sĩ, giữa cái tài - cái tâm lớn. - Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt cuối câu 3 và mở đầu câu 4 là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người. Bác “chưa ngủ” không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà còn “vì lo nỗi nước nhà”. Nước nhà còn đang bị giặc ngoại xâm giày xéo, nhân dân còn lầm than, cơ cực, lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Có lẽ hình ảnh này không xa lạ với chúng ta, chúng ta đã bắt gặp biết bao đêm Bác Hồ cũng không ngủ như vậy qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ” Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ - Nhân vật trữ tình của tác phẩm như đang thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng. Tôi nghĩ đêm nay, Bác như đang ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Bởi vì cảnh đẹp đêm trăng gồm có suối, ánh trăng, hoa lá và có cả tâm trạng của Người c. Kết bài - Cảnh khuya là một bài thơ hay. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên và tấm lòng của Bác Hồ với nước với dân. -Khép lại bài thơ, còn mãi trong tôi lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ vô hạn. Tôi hứa sẽ học hành thật tốt để tiếp bước cha anh, xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. CẢM ƠN RẤT NHIỀU

Lời giải 1 :

huongtra168

của bn dài qá mà lười đọc qá

ko bt giống k :)

image
image
image
image
image

Thảo luận

-- lấy bài đã tl r kobt có bị bc ko ý
-- dc mà
-- s mk thấy nh bn bị bc ó
-- bài của mk thì dc ko dc lấy của ng2 khac là dc
-- ok
-- =>ủa lại gặp r gặp hồi nào z
-- https://hoidap247.com/cau-hoi/3366760
-- cx đề như vầy luon

Lời giải 2 :

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta là một nhà văn , nhà thơ lớn. Thơ Người thường viết về thiên nhiên qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc đối với nước nhà. “Cảnh khuya” là bài thơ tôi yêu thích nhất trong chương trình ngữ Văn 7.Bài thơ đã để lại trong lòng tôi một ấn tượng vô cùng sâu sắc qua phong cách viết thơ.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối trong trẻo, du dương như một sự hé mở không gian nơi rừng khuya thanh tịnh: - Trong đêm thanh vắng, âm thanh của tiếng suối nghe lại càng rõ. Âm thanh tiếng suối mà Bác nghe được là từ xa vọng đến. Điều này có nghĩa là âm thanh không phải là nghe rõ mồn một mà là thoáng qua, lúc rõ lúc không. Nhưng đều quan trọng là Bác vẫn cảm nhận được âm thanh ấy là một âm thanh trong trẻo, trong như tiếng hát êm dịu từ xa vọng lại. Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn Sơn” cũng đã có cảm nhận cực kì tinh tế về tiếng suối ở Côn Sơn:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Câu thơ thứ hai như một bức họa cổ điển, có sự đan cài thêu dệt giữa sắc trắng và sắc đen, giữa trăng và hoa. Đó là hình ảnh ánh trăng lan toả rồi bao phủ khắp mặt đất. Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh.  Điệp ngữ “ lồng” nhấn mạnh sự đan xen giữa các sự vật lại với nhau tạo nên một bức tranh thật lung linh ,huyền ảo trong đêm trăng. Tầng cao là ánh trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa của núi rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng sáng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung, len lỏi xuyên qua từng kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng cùng với bóng cổ thụ cũng như đan hòa vào nhau trên mặt đất tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật lung linh, huyền ảo.

Để từ đó mở ra hai câu thơ thấm đẫm chân tâm thực ý ở phía sau:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". 

Trước cảnh thiên nhiên đẹp, với một tấm lòng trĩu lo cho dân cho nước Bác vẫn không ngủ được, vẫn thao thức, bồn chồn. Bác chưa ngủ, chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Nỗi lo lắng của Bác còn làm hiện lên một vẻ đẹp mới trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đó là, dù đang bận việc nước, lo việc dân. Tuy kháng chiến còn gian khổ nhưng Bác vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu, một sự tri âm đồng điệu. Đó là chất chiến sĩ trong con người của Bác. Như vậy chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn, đã tạc lên hình tượng Bác giao hòa trong vẻ đẹp của người chiến sĩ- thi sĩ, giữa cái tài - cái tâm lớn. Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt cuối câu 3 và mở đầu câu 4 là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người. Bác “chưa ngủ” không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà còn “vì lo nỗi nước nhà”. Nước nhà còn đang bị giặc ngoại xâm giày xéo, nhân dân còn lầm than, cơ cực, lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Có lẽ hình ảnh này không xa lạ với chúng ta, chúng ta đã bắt gặp biết bao đêm Bác Hồ cũng không ngủ như vậy qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ”

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ .

Nhân vật trữ tình của tác phẩm như đang thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng. Tôi nghĩ đêm nay, Bác như đang ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Bởi vì cảnh đẹp đêm trăng gồm có suối, ánh trăng, hoa lá và có cả tâm trạng của Người.

Cảnh khuya là một bài thơ hay. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên và tấm lòng của Bác Hồ với nước với dân. Khép lại bài thơ, còn mãi trong tôi lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ vô hạn. Tôi hứa sẽ học hành thật tốt để tiếp bước cha anh, xây dựng đất nước giàu mạnh hơn.

Hi vọng được hay nhất!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK