Câu 1:
1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tóm tắt:
Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái.
2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.
b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic.
3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm.
c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em.
4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em.
5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.
Câu 2:
1:
a. Thế là mùa xuân mong ước đã(1) đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không(4) còn(3) ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã(1) cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều(3) lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương(1) trổ lá lại(3) sắp(1) buông tỏa ra(6) những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng(3) sắp(1) có nụ.
Mùa xuân xinh đẹp đã(1) về ! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng(3) sắp(1) về !
b. Quả nhiên con kiến càng đã(1) xâu được(7) sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
2: Một ngày mưa lớn, Dế Mèn thấy chị Cốc đang(1) đứng rỉa lông, bèn nảy trò trêu chọc. Dế Mèn cất giọng hát trêu chị Cốc, bị chọc giận, Cốc xả những đòn thật(2) đau xuống cậu Choắt đang(1) lủi hủi trong hang. Khi Cốc đã(1) hả cơn tức bay đi, Choắt bấy giờ chỉ còn(3) nằm thoi thóp.
Câu 3:Một buổi sớm. Nền trời xanh ngăn ngắt như tấm màn nhung bao la. Ông mặt trời đỏ hồng vừa nhô lên từ cụm mây trắng nõn. Màn sương đêm hãy còn bao phủ lờ mờ… Cả khu vườn như đang chuyển mình biến đổi theo tiếng gọi của mùa xuân. Khắp nơi, khắp phía đều có hoa. Hoa phủ tràn ngập, hoa nở muôn hình muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như một đốm lửa rực rờ trong không gian. Mỗi hoa đều có một màu sắc riêng, một hương vị riêng. Hoa mận trắng muôn muốt, rung rinh như những chiếc chuồng bé xiu xíu đang toả mùi hương dìu dịu. Hoa sứ trắng tinh khiết một màu với hương ngào ngạt. Hoa hướng dương vàng rực như ông mặt trời be bé, xinh xinh. Hoa hồng kiêu hãnh vươn lên như một nàng công chúa kiều diễm. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, hương hoa thoang thoảng. Hoa râm bụt đỏ rực, được nắng chiếu sáng rực như những chiếc lồng đèn. Và mọc tràn lan trên mặt đất là các chùm hoa mắc cỡ tim tím đang ngả đầu vào nhau như e thẹn… vườn hoa đã đẹp, đã tươi lại còn những cánh bướm vàng, bướm trắng điểm tô nên trông càng rực rỡ. Gió khe khẽ tạt qua, bao nhiêu cảnh hoa rập rờn rập rờn giữa màu lá xanh mơn mởn…
Câu 4:
Quê tôi là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau chạy mãi tới tít chân trời xa...Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp chạy dài dưới hai chân đồi, tạo thành một cánh đồng dài, hẹp. Đó là vùng Thạch Thành quê ngoại tôi.
Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ xã Thành Minh đến tận đường Quốc lộ 1A. "Dải lụa" ấy dã nuôi sống gần như nửa cái huyện Thạch Thành vùng trung du này. Dân đông, ruộng ít, ấy vậy mà cuộc sống ở dây không đến nỗi lam lũ, nghèo đói. Dường như quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết màu xanh mơn mởn của cây lúa thời con gái thì đến màu vàng óng ả của mùa gặt, hết lúa lại khoai đến ngô, sắn, rau màu,... cứ thế luôn nhuộm mới màu sắc cho dải đất này những sắc hương của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt.
Trước mắt, giờ lúa đang che kín cả mặt ruộng. Gió xuân từ trên các đồi cao thổi về thung lũng tạo nên những đợt sống lúa đuôi nhau vội vàng, phát ra những âm thanh dịu ngọt. Đây đó, những người đi ra thăm ruộng lúc ẩn, lúc hiện làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình vọt lên cao rồi sải cánh bay về một bụi cây nào đó trên đồi cao. Ở dọc chân đồi, người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào.. Những luống bắp cải tươi tốt đã bắt đầu cuộn lại. Có những bắp mới cuốn được một nửa mà đã to bằng phần trên của chiếc mũ cối, chắc khi cuộn hết nó phải nặng đến bốn, năm kí. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ Quốc lộ 1A đến thị trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành. Những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa cùng với tiếng gõ lộc cộc của những bước chân đều đặn nện xuống mặt đường tạọ ra một âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa" xanh này không biết chán. Mai đây khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, cười của những người nông dân "một nắng hai sương" đi thu hoạch lúa.
Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
Chúc bạn học tốt
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... phát huy tài năng) : Tài năng của em gái được phát hiện.
- Đoạn 2 (tiếp ... anh cùng đi nhận giải) : Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.
- Đoạn 3 (còn lại) : người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng em gái.
Câu 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a, Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:
a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ của Mèo là chuyện trẻ con.
- Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái
- Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái
b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:
- Mặc cảm về bản thân thua kém em
- Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái
- Cảm thấy ghen tị với em
c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”
- Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên
- Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.
- Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”
- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.
- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái
=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Nhân vật người em trong truyện:
+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh
+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh
+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai
+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng
=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK