Câu 1:Kiểu câu ''Từ...đến'' có tác dụng tạo ra lối điệp kiểu câu,vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy,thông thoáng cuốn hút người đọc người nghe.Tác giả làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đa dạng,phong phú ở các lứa tuổi,tầng lớp ,giai cấp,nghề nghiệp,địa bàn
Câu 2:
Câu chủ đề (chứa nội dung của toàn bộ đoạn văn là truyền thống yêu nước quý báu bao đời của nhân dân ta kế thừa từ tổ tiên ta ngày trước) nằm ở cuối đoạn văn:"Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước"
Hệ thống dẫn chứng trong đoạn nói về biểu hiện của tinh thần yêu nước quý báu của nhân dân ta đều hướng về câu chủ đề.: từ người già đến người trẻ, người miền ngược đến người miền xuôi, từ tiền phương đến hậu phương,... Tuy mỗi người có những cử chỉ khác nhau nhưng đều giống nhau về tình yêu nước nồng nàn kế thừa tổ tiên ngày trước
Câu 3
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
1. Tác dụng: Nhấn mạnh nhiều hành động của toàn thể nhân dân Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu, địa vị, nghề nghiệp nào, không phân biệt tuổi tác, vùng miền, giai cấp, tất cả đều đóng góp một phần vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Làm cho luận điểm "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước" được chứng minh dưới nhiều bình diện, bao quát. Làm mạch văn trôi chảy.
2. Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị
luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh, sử dụng phép
lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ tổng - phân - hợp giàu sức
thuyết phục:
+ Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với
tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời
còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ
thái độ ngợi ca, trân trọng.
+ Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn
diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu
nêu luận điểm. Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động,
biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu
nước, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để
ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải,
… săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không
quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ…
+ Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự
nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông
thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của
nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp,
nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm.
+ Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.
=> Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK