Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “Ăn...

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? 2. Suy nghĩ của em về lời nhắn nhủ của cha ông qua câu tục ngữ “Có chí thì nên”.

Câu hỏi :

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? 2. Suy nghĩ của em về lời nhắn nhủ của cha ông qua câu tục ngữ “Có chí thì nên”. III. Phần Tập làm văn Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết mở bài, kết bài cho một số đề bài sau: Đề 1: Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”. Đề 2: Hãy chứng minh người Việt Nam luôn coi trọng đạo lí “Thương người như thể thương thân”. Đề 3: Em hiểu thế nào về ý nghĩa của bài ca dao sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Lời giải 1 :

1)Em hiểu về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là:

+) nghĩa đen: khi chúng ta ăn quả chúng ta phải luôn luôn nhớ tới công, sức mồ hôi, máu , nước mắt của người đã vun trồng cây, chăm sóc chăm bón cây đến khi ra hoa trổ qua.

+) nghĩa bóng: khi chúng ta hưởng được thành quả chúng ta phải nhớ tới người đã tạo ra nó, phải có lòng biết ơn, kính trọng đối với họ, phải luôn biết ơn những người đã giúp đỡ, dảy bảo mình.

2. Suy nghĩ của em về lời nhắn nhủ của cha ông qua câu tục ngữ “Có chí thì nên”. là chúng ta phải luôn luôn có gắng, phấn đấu tới cùng với mục đích mà mình đã đề ra, không được từ bỏ ,ản chí đến bất cứ giá nào đi chăng nữa. Phải có nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công.

Đề 1: Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”.

 Trong cuộc sống, có rất nhiều đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải có, và một trong số đó, một đức tính mà chúng ta không thể thiếu được đó chính là lòng biết ơn. Từ đó, ddeer dạy bảo co cháu, ông chsa ta vẫn thường có câu: uống nước nhớ nguồn". Thật vậy, khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên.Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn.

Thảo luận

-- còn hay đề nữa bạn
-- đề 2 và đề 3 nhé bạn trả lờ đúng sẽ được câu trả lời hay nhất
-- có sử dụng câu rut gọn

Lời giải 2 :

1. Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên.Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2. Ông cha ta đã khuyên nhủ chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại để đạt được thành công.Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì lẫn bên trong.Ý chí đưa ta đến thành công vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình có ý chí và nghị lực. Chúng ta cần phải học tập thật tốt, rèn luyện bản thân mình. Đồng thời chúng ta cần phải đề ra các mục đích cao đẹp và quyết tâm thực hiện. Không được nản chí trước khó khăn, tìm ra các phương pháp để thực hiện và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.Câu nói giản dị này như một lời khuyên, lời nhắn nhủ quý báu và hơn thế nữa, như một chân lí hiển nhiên của cuộc đời, khiến cho ai đó mỗi khi đọc lên phải tự ngẫm lại mình.
 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK