a. Đoạn thơ có sự kết hợp giữa PTBĐ miêu tả và biểu cảm
b. Từ láy : Bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang
c. Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật so sánh trong câu :" mặt đất lúc nào cũng phập phồng như bổi hổi, xốn xang " đã cho thấy cảm xúc bâng khuâng , chờ đợi và sự bồi hồi của mặt đất khi đón nhận mưa xuân. Mưa xuân đã thực sự làm cho mặt đất trở nên tươi mới, tràn đầy sức sống và năng lượng căng tràn hơn.
d. Kết lại bài thơ " Qua đèo ngang", Bà Huyện Thanh Quan đã đặt dấu chấm hết cho tác phẩm của mình bằng hai câu thơ : " Dừng chân đứng lại trời non nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta ". Rõ ràng, tâm sự của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua hai câu thơ này. Sau một ngày dài đi bộ, dừng chân lại bên Đèo Ngang, ngắm nhìn cảnh vật với cái tĩnh lặng, thưa thớt, tâm trạng của thi nhân cũng không khỏi chút bâng khuâng, chạnh lòng. Cảm xúc của tác giả như trùng xuống, thấy mình đơn độc, lẻ loi trước thiên nhiên bao la , rộng lớn. Chỉ còn " ta với ta " đối diện với thiên nhiên bao la, rợn ngợp, chỉ còn một mình đơn bóng khi chiều buông . Tác giả đã thành thật với cảm xúc của lòng mình để thấy rằng có một mình mình đi trên con đường ấy , một mình bơ vơ giữa đất trời. Quả thật, câu thơ đã thể hiện nỗi niềm buồn chán, cô đơn của nhân vật trữ tình một cách hết sức chân thật và sâu sắc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK