Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 4G 14:38 71 Lộc Bắc - Lớp 12A.. Q Câu...

4G 14:38 71 Lộc Bắc - Lớp 12A.. Q Câu 2. (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả tâm lí nhân vật Mị sau khi bị bắt về làm d

Câu hỏi :

Lập dàn ý thôi nhưng hoàn chỉnh xíu nha

image

Lời giải 1 :

* Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Tô Hoài

+ Năm sinh - năm mất

+ Quê quán

+ Phong cách sáng tác

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Vợ chồng A Phủ

+ Xuất xứ

+ Nội dung

+ Nhân vật

- Giới thiệu chung về hình ảnh nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên

2, Thân bài

a, Khái quát về nhân vật Mị

- Xinh đẹp, tài giỏi

- Vì món nợ truyền kiếp phải làm dâu "gạt nợ" ở nhà Thống lí Pá Tra

=> Từ đó, Mị phải sống một cuộc sống bất hạnh, bị đày đọa về cả thể xác và tinh thần.

b, Tóm tắt hoàn cảnh dẫn đến chi tiết 1

- Đoạn văn đã tập trung khắc họa nỗi thống khổ đọa đầy về thể xác lẫn tinh thần của Mị ở nhà thống lí. Trước hết là những đọa đầy về tinh thần. 

- . Những đau khổ đã bao mòn tâm hồn của Mị, cô trở thành người đàn bà nhẫn nhục, chịu đựng, buông xuôi, bỏ mặc cuộc đời “Lần lần…tự tử nữa”.

=> Mị không còn khả năng đấu tranh nữa, với Mị, cuộc sống chỉ còn là sự tồn tại. Mị định sống cuộc sống như vậy cho đến chết. Mới đầu, làm dâu nhà thống lí, Mị không khuất phục, Mị cũng đã từng nuôi ý định tự vẫn. Còn giờ đây, Mị không buồn nghĩ đến cái chết nữa. 

c, Phân tích đoạn 1

- “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.

+ Chữ “quen” mang đến cho người đọc biết bao chua xót, đắng cay, thương cảm.

+ Thậm chí, Mị chỉ nhớ đi nhớ lại, làm đi làm lại những việc nối tiếp nhau.

=> Nói là Mị nhớ nhưng không phải là những rung cảm, cảm xúc bình thường ở một con người bình thường. Mị chỉ nhớ một cách máy móc những gì diễn ra theo một thói quen với sự lặp lại quẩn quanh. Mị nhớ một cách vô hồn vô cảm tựa như một vòng tròn tù túng không lối thoát.

- Hơn thế nữa, Mị còn tưởng mình là con trâu con ngựa.

+ Hai từ “trâu ngựa” không phải chỉ là nói theo nghĩa bóng, mà là theo nghĩa đen. Mị về làm dâu chỉ có vùi vào việc cả đêm lẫn ngày.

+ Như một linh hồn chết, “Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa”. Dần dần, Mị sống như thế cũng thành quen với cái khổ, cái nhục, thích nghi với đời sống nô lệ. Mị sống như cái máy, như một thực thể không ý thức về mình.

=> Với cô, cuộc sống không còn ý nghĩa nữa, tất cả chỉ còn là màn sương mờ đục.

d, Tóm tắt hoàn cảnh dẫn đến chi tiết 2

- Trong đêm tình mùa xuân, Mị đã sống lại những cảm giác tuổi trẻ.

- Tiếng sáo đã làm thức dậy những khát vọng sống trong Mị

e, Phân tích đoạn 2

- Trong đêm tình mùa xuân, người ta bắt đầu thấy Mị phản kháng trở lại “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. 

- Mị như lãng quên hiện tại. Người ta hát mà Mị không nghe, người ta nhảy mà Mị không thấy, rượu tan lúc nào Mị cũng chẳng hay.

+ Từ quá khứ trở về với thực tại, Mị càng thấm thía về cuộc đời bất hạnh của mình. “Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi”.

+ Tuy nhiên, khi ý thức về sự bất hạnh của cuộc đời, Mị lại thấy lòng mình “phơi phới trở lại”. Đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. “Mị nhận ra mình còn trẻ lắm và muốn đi chơi”, muốn bước ra ngoài cái ranh giới của căn buồng kín mít đã vây hãm cuộc đời Mị. 

- “Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi”.

+ Mị muốn giải thoát mình khỏi cuộc sống đầy tủi nhục, đắng cay ấy. Mị muốn được bước ra khỏi căn buồng tăm tối, muốn tháo cũi sổ lồng, để được tự do, tự quyết.

+ Mị muốn được ngắm nhìn cái thế giới đầy hương sắc, cỏ cây mà Mị đã lâu chưa được nhìn, được nghe.

=> Để rồi từ ý thức đến hành động. Mị bắt đầu sửa soạn đi chơi với khao khát mãnh liệt của tuổi trẻ, với sự náo nức của người đã tìm ra ánh sáng sau đêm dài “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. 

=> ”. Chi tiết Mị quấn tóc, với tay lấy cái váy hoa không chỉ là hành động bản năng của người phụ nữ là thích làm đẹp mà còn thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Bao rạo rực mê say trong tâm hồn người con gái trẻ gửi trong hành động ấy. Hành động ngỡ như đột ngột, nhưng nó là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và tâm lí nhân vật.

3, So sánh

a, Giống nhau:

- Đều khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật Mị

- Đều được viết bởi ngòi bút độc đáo của nhà văn

b, Khác nhau

- Đoạn 1: nỗi khổ của Mị

- Đoạn 2: sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân

4, Kết bài

- Tình cảm của em dành cho nhân vật Mị cũng như bài văn

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK