Bài làm:
“Chừ đây Huế ngọt dòng Hương
Xa em anh gửi lời thương câu hò
Cho màu tím Huế vào thơ
Cho chèo mát mái ... anh mơ xuống thuyền ...”
Huế ngày xưa-Phan Huy Hùng
Nhắc đến Huế quên sao được tiếng ca Huế da diết, sâu lắng mà nặng ân tình. Vẻ đẹp của ca Huế đã được đưa vào nhiều trong các tác phẩm văn chương. Nhưng hay và đặc sắc nhất phải kể đến tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh. Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Ca Huế trên sông Hương là một bài tùy bút đặc sắc,giàu chất thơ của Hà Anh Minh.Bài tùy bút đã ca ngợi vẻ đẹp phong phú,đặc sắc,độc đáo của những điệu hò,bài lý,những bài dân ca Huế,những khúc nhạc,những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ,thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay...''
Ngay từ đầu tác phẩm, Hà Anh Minh đã có những bút vẽ vô cùng đặc sắc về những điệu hò, điệu lí, các làn điệu ca Huế. “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biẻn cả, hò lúc cấy cày, gặt hái gửi gắm một ý tình trọn vẹn”. Những điệu hò thật phong phú, tài ba, trọn tình trọn nghĩa như tấm lòng người dân xứ Huế. Ở đây tác giả còn nhắc đến nhiều loại hò khác nhau “Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nang vung” náo nức nồng hậu tình người. Song “Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh”. Các điệu chèo như: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh hồn buồn bã,..càng tô đậm nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế. Đi hết các điệu hò, nhà văn đưa ta đến sự hấp dẫn, phong phí của các điệu lí “lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam..”. Biện pháp liệt kê như tô dậm thêm sự đa dạng của nền dân ca xứ Huế. Đẹp làm sao Huế ơi. Chắc hẳn phải là người có kiến thức sâu rộng, uyên thâm thì tác giả mới có thể cho ta thấy sự phong phú của ca Huế đến vậy. Trong từng điệu hò có cái hay, cái riêng biệt nhưng tất cả đều sâu nặng, trọn ân tình. Hò Huế từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc của Huế, thể hiện tâm trạng sâu kín nhất của Huế. Đó chính là sự khát khai, mong chờ, nhớ thương của Huế.Phải chăng để có được những khúc ca hay đến vậy, các nhạc công đã dồn hết sức lực của mình để thể hiện điều đó. Với sự kết hợp của các nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh,..càng làm cho ta thấy yêu ca Huế, yêu mảnh đất Huế, trân trọng những gì đẹp nhất ở nơi đây. Quả không ngoa khi nói "những điệu hò,bài lý,những bài dân ca Huế,những khúc nhạc,những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ,thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay..." Ta có thể khẳng định, Huế chính là mảnh đất vun trồng nảy nở các làn điệu dân ca đa dạng, phong phúc và vô cùng hấp dẫn.
Huế đẹp là vậy, du dương là vậy nhưng sao có thể thiếu đi những nét đặc sắc của nghệ thuật biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Khi màn đêm buông xuống là lúc phố lên đèn. Trên những chiếc thuyền trôi bồng bềnh trên sông với sự soi chiếu của ánh trăng mọi người ngồi thưởng thức ca Huế. Những ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng bước ra như người nghệ sĩ thực sự, họ dồn hết tình cảm để mang đến những tiết mục hay cho khán giả. Với nón tay điêu luyện,trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, nhón rãi đã làm xao động tâm hồn của biết bao người. Thanh lịch là vậy, tinh tế là vậy nhưng ca Huế chưa bao giờ mất đi nét dân tộc vốn có. Một nét đẹp dân dã khiến người ta có khó thể quên, nghe rồi mà cứ vấn vương mãi.
Nếu ai chưa biết thì ca Huế mang chất thơ vô cùng nồng đậm khi kết hợp giữa dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng. Một vẻ đẹp đầy quyến rũ, ca Huế có nhiều cung bậc khác nhau “có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi nên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”. Đến với ca Huế là đến với nét đẹp tinh hoa trời ban với vẻ đẹp vừa trang trọng, vừa sôi nổi, uy nghi.
Như vậy chỉ với vài nét chấm phá, cùng kiến thức uyên bác của mình Hà Anh Minh đã tạo nên một tuyệt tác. Ca Huế quả là một bài tùy bút giàu chất thơ với sự phong phú đã dạng tô đậm thêm nét đẹp văn hóa dân tộc. Với những biện pháp tu từ, giọng điệu tha thiết, ân tình tác phẩm đã khép lại nhưng dường như âm vang về những điệu ca Huế vẫn còn nguyên.
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mỗi vùng miền có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, Bắc Ninh có quan họ, Tây Nguyên có cồng chiêng… Đến với sông nước Huế mộng mơ ta có ca Huế - nét đặc sắc của người Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những nét nổi bật đó đã được phản ánh một cách chi tiết qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.
Ca Huế trên sông Hương là văn bản nhật dụng, tác phẩm đã giới thiệu sự phong phú, đa dạng của ca Huế về nội dung, làn điệu, sự tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức. Đây là nét đẹp của cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
Mở đầu tác phẩm là sự khẳng định của Hà Ánh Minh về xứ Huế: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm” như vậy ta có thể thấy rằng hò là nếp sinh hoạt văn hóa quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, đời sống của người dân xứ Huế. Không chỉ dừng lại ở đó, với biện pháp liệt kê Hà Ánh Minh còn cho thấy sự đa dạng, phong phú của các điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp,… Có vô vàn các điệu hò khác nhau thể hiện những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm của con người và dù điệu hò đó có ngắn hay dài thì nó vẫn luôn thể hiện trọn vẹn một ý tình của người hát.
Cái hay nhất, đặc sắc nhất chính là phần tác giả nói về hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế được diễn ra trên sông Hương, chỉ cần đọc những nét chữ tài hoa của tác giả ta cũng như được sống trong cái êm ái, dìu dặt của âm nhạc Huế.
Bằng sự am hiểu của mình, tác giả đã lý giải nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian (mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan) kết hợp với nhạc cung đình (tôn nghiêm, trang trọng, uy nghi). Với sự kết hợp hai yếu tố đối lập tưởng chừng như không thể hòa hợp được với nhau nhưng lại chính là yếu tố làm nên tính chất nổi bật nhất của ca Huế là sự đa dạng về hình thức, phong phú về sắc thái tình cảm.
Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, cách vào đề vô cùng tự nhiên : “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục” người lữ khách bước xuống thuyền rồng, hóng mát, ngắm trăng và thưởng thức cái tinh hoa nhất của xứ Huế ấy chính là các làn điệu dân ca. Qua từng chặng, từng lớp lang, Hà Ánh Minh đã cho người đọc thấy được cách thức biểu diễn, công cụ cũng như tâm tư, tình cảm của con người nơi đây được gửi gắm qua mỗi câu hát, lời hò đó.
Nhạc cụ để chơi ca Huế cũng rất phong phú, bao gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc. Với những nhạc cụ này cùng với các nhạc công tài hoa đã tạo nên những bài hò đặc sắc, in đậm dấu ấn trong lòng người nghe.
Biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.
Để thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp của ca Huế, thì lựa chọn khung cảnh cũng hết sức quan trọng. Phải là trên một con thuyền rồng, lênh đênh giữa dòng sông Hương mơ mộng, với ánh trăng trải vàng khắp mọi nơi, không gian huyền ảo, sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền… không gian ấy tạo nên sự cổ kính, trang trọng nhưng đồng thời cũng hết sức hòa hợp với thiên nhiên. Không chỉ vậy không gian đó làm tâm hồn ta thêm thanh tịnh, trong sạch để cảm nhận tất cả những gì tinh túy nhất của ca Huế. Làn điệu ca Huế đa dạng, phong phú khi buồn bã, bi ai khi lại sôi nổi, vui tươi như chính những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.
Bài viết đã thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc của bút kí kết hợp với nghị luận, miêu tả và biểu cảm của tác giả. Bằng biện pháp liệt kê tác giả đã cho thấy nhiều nét đặc sắc, đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Nhà văn vừa liệt kê vừa kết hợp với bình luận giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự phong phú của các làn điệu, sự sâu sắc và tâm hồn con người Huế gửi gắm qua mỗi câu ca, lời hát đó.
Chỉ với một bài viết ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc tác giả đã làm nổi bật những nét đặc sắc của ca Huế. Nét tinh hoa của xứ Huế - ca Huế được gói gọn trong lớp ngôn từ giản dị, mượt mà, nhẹ nhàng giàu tình cảm. Cho thấy tình yêu sâu nặng của tác giả với văn hóa, con người nơi đây.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK