Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu...

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu n

Câu hỏi :

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.” (SGK Ngữ văn 7, tập I, NXB Giáo dục) 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Văn bản đó được viết bằng thể loại gì? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có đoạn trích trên? 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng rất hiệu quả trong đoạn trích và nêu tác dụng của nó . 3. Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc được tác giả miêu tả như thế nào trong những câu văn trên? Ngôn ngữ ở đây có gì đặc biệt?

Lời giải 1 :

1,

- Đoạn trích trên nằm trong văn bản "Mùa xuân của tôi".

- Văn bản đó được viết bằng thể loại: tùy bút

- Hoàn cảnh ra đời: 

+ Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất

+ Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”

2, 

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ "tôi yêu"

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho đoạn văn

+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu mùa xuân Hà Nội của tác giả.

3, 

- Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên rất đỗi thân thuộc của mùa xuân Bắc Việt: mưa, gió, tiếng nhạn,...

- Ngôn ngữ:

+ Sự lặp đi lặp lại của từ "có" trong mỗi câu văn

+ Từ láy "lành lạnh", "riêu riêu"

=> Ngôn ngữ giản dị, linh hoạt, giàu biểu cảm

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản Mùa xuân của tôi. Văn bản đó được viết bằng thể loại tùy bút. 

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ - Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. 

+ Bài văn được trích từ thiên tùy bút ''Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt'' trong tập tùy bút ''Thương nhớ mười hai''.

2. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ.

Tác dụng: nhấn mạnh sự vật được miêu tả.

3. Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc được miêu tả:

- Thời tiết: mưa liêu riêu, gió lành lạnh.

- Âm thanh:

+ Tiếng nhạn kêu trong đêm.

+ Tiếng trống chèo vọng từ xa.

+ Câu hát ân tình của cô gái đẹp. 

- Về ngôn ngữ:

+ Lực chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.

+ Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK