Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 ĐỀ 1: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai...

ĐỀ 1: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả

Câu hỏi :

ĐỀ 1: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.... a) Nêu rõ hai phép tu từ được sử dụng trong những câu văn sau:"Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. b) bài học rút ra từ văn bản là gì? ĐỀ 2: Cho đoạn thơ: Sương trắng RỎ đầu cành như giọt sữa Tia nắng TÍA nháy hoài trong ruộng lúa Núi UỐN mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa SON nằm dưới ánh bình minh a) Chỉ ra nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong câu in đậm trên lưu ý: Từ in đậm là từ mình ghi in hoa hết cả chữ nha Đề 3: Cho đoạn thơ " Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then,đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi" a) Chỉ ra phép tu từ so sánh trong đoạn thơ trên ai giúp mình với:((

Lời giải 1 :

1a. Nghệ thuật nhân hóa " Nó thật sự sung sướng" , nghệ thuật ẩn dụ :" bắt đầu một cuộc đời mới."

b. Bài học rút ra là bài học về sự cống hiến. Con người không thể sống ích kỉ vì lợi ích của bản thân mà phải biết sống, cống hiến  cho cộng đồng để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.

2a.nghệ thuật nhân hóa " tia nắng nháy, núi uốn mình , đồi thoa son "

Tác dụng : Nghệ thuật nhân hóa làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn , khiễn cho các sự vật vô tri trở nên có hồn, có hành động giống như con người.

3a. Nghệ thuật so sánh : Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Tác dụng : Cho thấy cảnh mặt trời lặn trên biển thật huy hoàng, tráng lệ 

Thảo luận

Lời giải 2 :

a, phép tu từ đó là : nhân hóa

b,“Hai hạt lúa” sử dụng cách truyền tải thông điệp bằng biểu tượng. Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình. Nhưng nhân sinh vốn dĩ trái khoáy và cũng kỳ diệu vô cùng! Hạt lúa muốn giữ lại chất dinh dưỡng cho riêng mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt. Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt. Quy luật cho và nhận thường kỳ diệu như thế! Cho đi không có nghĩa là mất, giữ lại không có nghĩa là được. Nhân sinh vốn dĩ công bằng với những ai luôn biết sẵn sàng dâng hiến.

câu 2

a, so sánh và nhân hóa

câu 3

a,so sánh

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK