Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Giúp mình làm bài văn phân tích nhân vật ông...

Giúp mình làm bài văn phân tích nhân vật ông hai trong bài làng nhé , dàn ý ở dưới cần trước 2h câu hỏi 3213999 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp mình làm bài văn phân tích nhân vật ông hai trong bài làng nhé , dàn ý ở dưới cần trước 2h

image

Lời giải 1 :

                      Nếu như Nam Cao đã thành công với nhân vật Chí Phèo, còn Ngô Tất Tố gây tiếng vang với nhân vật chị Dậu thì ta không thể nhắc đến nhà văn Kim Lân với nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng của mình. Ông là một nhà văn vốn đã am hiểu và gần gũi, gắn bó sâu sắc với cuộc sống ở làng quê, nông thôn. Vì thế, hầu hết các tác phẩm của ông chỉ viết về đễ tài sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Kim Lân đã thành công với nhiều tác phẩm và một trong số đó có tác phẩm đặc sắc nhất chính là truyện ngắn Làng được ông viết năm 1948 trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đây là một câu chuyện kể về nhân vật ông Hai cùng tình yêu làng quê, đất nước của ông qua nhiều tình huống khác nhau đã được bộc lộ một cách rõ ràng, chi tiết.

           Truyện ngắn Làng đã biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến mà nói tình yêu làng xóm quê hương sớm đã hoà nhập cùng với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến . Tình cảm ấy cừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới 

          Kim Lân đã dùng chính ngòi bút của mình để diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người - nhân vật ông Hai. Ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ tính cách riêng chỉ riêng ông mới có được. Tình yêu làng quê chính là một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai. Qua những chi tiết ông hay khoe về cái làng Dầu đấy, đó là một niềm tự hào của ông Hai. Cái làng đấy với người nông dân như ông có một ý nghĩa cực kì quang trọng trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. 

                            Sau khi cách mạng bùng nổ, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm chung ấy của mình. Khi được phong trào cách mạng giải phóng, ông đã tự hào vè phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quên ông. Phải xa làng, ông nhớ cái không khí "đào đường, đắp ụ, khuân đá, xẻ hào,..."; rồi ông lo "cái chồi gác,.. những đường hầm bí mật,.." đã xong chưa? Ngoài ra, ông còn có tâm lí ham thích theo dõi tiến trình của kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi "Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không được bước sớm". 

        Còn về tình yêu làm quê, gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai đã được bộ lộ sâu sắc trong tâm lí của ông khi nghe tin làng mình là Việt gian.  Khi vừa mới nghe tin, ông đã bàng hoàng, sững sờ "Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được..." Khi trấn tĩnh lại, ông còn chưa tin nên đã hỏi lại, giọng lạc hẳn đi nhưng khi nghe người ta kể rành rọt, qua lời khẳng định của người đàn bà: " Việt gian từ thằng chủ tịch đi cơ mà" thì lúc này ông không tin không được, sau đó ông không còn nói gì được nữa, vờ vờ đứng lặng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Trên đường về nhà, tâm trí của ông chỉ còn lại tin dữ ấy xâm chiếm, nó đã dần dần trở thành nỗi ám ảnh trong ông.  Khi đi trên đường thì ông đã " cúi gằm mặt xuống" vì sự hổ thẹn, nhục nhã ấy. Khi về đến nhà, ông "nằm vật ra giường" siuy nghĩ về việc làng của chính mình đi theo giặc, khi nhìn đến đàn con của mình thì ông lại tủi thân "nước mắt ông cứ giàn ra". Cho đến khi tối thì bà Hai tở về thì không khí trong nhà đã trở nên căng thẳng, trầm mặc hơn trước. Chỉ bằng những chi tiết ấy, dưới ngòi bút của chính mình, nhà văn đã diễn tả tâm trạng đau đớn, vò xé trong lòng ông Hai. Phải là một người có tình yêu làng sậu nặng , tha thiết thì ông Hai mới có những tâm trạng như vậy. Vào những ngày sau đó, thì ông không dám đi đâu ra khỏi nhà, chỉ quan quẩn ở nhà và nghe ngóng những người khác bàn tán. Lúc nào ông cũng nom nóp lo tưởng như người ta đang để ý, bán tán đến "cái chuyện ấy". Qua đó, ta có thể thấy được nỗi ám ảnh đấy dần dần trở thành nỗi sợ của ông Hai. Nỗi sợ này chính là sự sợ hãi thường xuyên cùng với niềm đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình chính là Việt gian. Rồi cho đến một ngày, mụ chủ nhà cũng đã biết và đã đuổi khéo cả gia đình ông Hai đi. Vào lúc này, ông Hai đã phải lâm vào tình cảnh bế tắc, tuyệt vong của cuộc đời mình. Những tình tiết này cho ta thấy được sự mâu thuẫn, gây gắt trong ông đó chính là việc về làng hay là ở lại. Và đúng lúc này, ông đã dứt khoát chọn theo cách của chính ông, đó là ở lại: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Câu nói trên đã thể hiện tình yêu nước bao la, rộng lớn của ông Hai bao trùm cả tình cảm với làng quê và tình cảm sâu nặng đối với làng Dầu chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc.

            Khi cái tin khia ược cải chính, thì gánh nặng tâm lí tủi nhục đã được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. Qua cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông đã biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước" của chính người nông dân lao động bình thường của nước ta. Còn việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng mình thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông. 

            Nhân vật ông Hai đã để lại một dấu ấn sâu đậm, không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân. Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống đầy thử thách vào bên trong để nhân vật có thể bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra, ông còn miêu tả một cách rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua những ý nghĩ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ngôn ngữ của Ông hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang tính cách nhân vật nên rất sinh động.

                       Qua nhân vật Ông Hai, người độc thấm thía tình yêu làng quê, đất nước rất mậc mạc nhưng lại vô cùng chân thành, sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. Sự mở rộng và thống nhất về tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học đương thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Công trình văn học này của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK