Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Giúp mình làm bài văn phân tích nhân vật ông...

Giúp mình làm bài văn phân tích nhân vật ông hai trong bài làng nhé , dàn ý ở dưới cần trước 2h câu hỏi 3214038 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp mình làm bài văn phân tích nhân vật ông hai trong bài làng nhé , dàn ý ở dưới cần trước 2h

image

Lời giải 1 :

Tác giả Kim Lân sinh năm 1920, mất năm 2007. Quê ông ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông tên thật là Nguyễn Văn Tài. Ông là một nhà văn thời hiện đại. Các tác phẩm của ông hầu hết kể về thời kháng chiến chống thực dân Pháp, nạn đói v.v… Văn bản “Làng” trong Ngữ Văn 9 là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong truyện, tác giả Kim Lân đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng có lẽ biện pháp hay nhất chính là miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai.

Ông Hai là một nông dân ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình với một tình cảm rất sâu sắc. Ông luôn hào hứng khi nói tất cả những gì liên quan đến cái làng Chợ Dầu. Và một ngày, ông nghe tin làng theo giặc, ông đau đớn, tủi hổ không dám nhìn mặt ai, cũng không dám bước chân ra khỏi nhà mà chỉ tâm sự với đứa con nhỏ trong nhà về một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng và Bác Hồ. Sau đó, tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông Hai mừng rỡ, hân hoan đi khắp nơi khoe về điều đó mặc dù nhà ông đã bị Tây đốt. Trong câu chuyện, Kim Lân đã tạo nên một tình huống éo le làm bộc lộ rõ tâm trạng của ông Hai. Đọc bài “Làng” thì hẳn ai cũng biết ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Vậy mà trong lúc đi dạo ông lại nghe tin làng mình làm Việt gian theo Tây từ những người tản cư từ dưới làng lên. Đó là tình huống bất ngờ làm tổn thương tình yêu làng của ông Hai và khiến ông hết sức đau khổ, đau xót.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả rất tinh tế và sâu sắc. Kim Lân đã miêu tả rất cụ thể các diễn biến nội tâm qua ngoại hình, cử chỉ, ý nghĩa của nhân vật ông Hai. Hay hơn nữa là nhà văn miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai không phải trong một khắc, một đoạn mà là cả một quá trình diễn biến hợp lí qua các chặng.

Nỗi bất hạnh lớn đổ xuống đầu ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc khiến ông sững sờ, choáng váng: “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân…” Lúc về đến nhà, ông nằm trên giường, nửa tin nửa ngờ: “Chả lẽ ở làng lại đốn đến thế chăng?”. Ông không dám ló mặt ra ngoài, suốt ngày chỉ ở trong nhà mà thôi. Hễ nghe thấy hai từ “Việt gian” là ông lại tự nhủ: “Thôi lại chuyện đấy rồi” Khi mụ chủ nhà biết chuyện làng chợ Dầu theo giặc thì lại có ý đuổi khéo gia đình ông đi. Ông Hai đã rơi vào trạng thái bế tắc hoàn toàn: “Biết đi đâu bây giờ. biết ở đâu có bố con ông mà đi bây giờ?”. Ông đã có ý nghĩ trở về làng nhưng ngay lập tức ông gạt phăng cái ý nghĩ ấy đi.

– Làng đã theo Tây, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, cam chịu trở về với kiếp sống vô lệ.

Chính vì vậy ông đã không còn cách nào khác ngoài tâm sự cùng đứa con út bé bỏng.

– Nhà ta ở đâu?

– Ở làng Chợ Dầu

– Con ủng hộ ai?

– Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Ôi yêu làng, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé bỏng của con tình cảm đối với làng, đối với kháng chiến, với Cụ Hồ. Đó cũng chính là tấm lòng yêu nước chung thuỷ với cách mạng của ông.

Khi tin đồn đưọc cải chính, thái độ buồn thiu thường ngày của ông biến mất hẳn, ông rạng rỡ hẳn lên. Ông vội vàng chia quà cho các con, chạy khắp nơi để khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch… làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian. Láo! Toàn là sai cả!” Ở đây, nhà văn Kim Lân đã để cho nhân vật cùa mình cứ hả hê sung sướng trước cái sự lẽ ra phải đau khổ, tác giả đã rất hiểu cái tâm lí thông thường của con người rất tinh tế.

Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân có một nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm trạng nhân vật hết sức đặc sắc. Truyện đã ca ngợi tình yêu làng, yêu nước của những con người Việt Nam trong kháng chiến. Tâm trạng của ông Hai cũng là tâm trạng cùa biết bao người nông dân trên mọi nẻo đường của Tổ quốc. Vừa gợi sự thân thuộc vừa gây ấn tượng mạnh mẽ, để lại cho người đọc những cảm xúc khó quên.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về mảng đề tài cuộc sống của con người ở nông thôn thôn Việt Nam. Theo Nguyên Hồng thì đó là một nhà văn "1 lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống, con người ở thôn quê. Nhà văn Kim Lân đã viết thành công tác phẩm Làng ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đặt biệt là nhân vật ông Hai với tình yêu làng và tình yêu nước sâu sắc.

Làng là một tác phẩm ra đời vào đầu những năm kháng chiến chống Pháp. Chuyện có kết thúc đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với những tình cảm của ông về làng Chợ Dầu của mình. Ông Hai đã trở thành một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trước Cách mạng tháng Tám, mỗi khi kể về làng của ông, ông chỉ khoe và tự hào về cái sinh phần ở cuối làng của Viên Thống Đốc làng mình cho dù chính bản thân ông và nhiều người đã phải khổ tâm về cái sinh phần ấy. Nhưng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông lại có suy nghĩ và nhận thức khác về làng mình. Ông không còn khoe cái sinh phần ấy nữa mà ông lại đi khoe rằng làng mình là một làng kháng chiến, từ cụ già đến trẻ con đều là những người có tinh thần chiến đấu.

Ông Hai rất yêu làng mình nhưng theo lệnh của cụ Hồ, ông phải xa làng đi tản cư ở một nơi khác. Ông buồn lắm và ông đã tự an ủi mình rằng "đi tản cư cũng là đi kháng chiến". Nhưng ông lòng ông luôn day dứt vì nhớ làng và các anh em ở lại làng. Những lúc nhớ làng, "ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá". Hằng ngày, ông thường đến phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến. Ruột gan ông "cứ múa cả lên" vì phấn khởi khi nghe được tin:" Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa". Và tin: "Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng". Chắc hẳn chính tình yêu nước đã làm ông cảm thấy vui khi nghe mấy tin ấy.

Ông buồn khổ, tủi nhục và bàng hoàng khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được". Mấy ngày liền ông không dám ra đường vì xấu hổ: "Ông Hai nằm vật ra giường"; "nước mắt ông lão cứ dàn ra"; "tâm trạng ông đầy giằng xé"; " bao nhiêu ý nghĩ đen tối ghê rợn nối tiếp, bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ?". Có lúc ông đã nghĩ sẽ trở về làng nhưng "về gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo giặc cả rồi". Nhưng ông đã kiên quyết " làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù". Ông chỉ biết tâm sự với đứa con trai bé bỏng của ông để vơi bớt buồn khổ và khẳng định tấm lòng của mình đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ.

Ông càng buồn khổ bao nhiêu, ông càng sung sướng bấy nhiêu khi nghe tin làng ông được cải chính. Ông chạy khắp xóm, gặp ai là khoe rằng giặc Tây đốt nhà của ông. Đó là một minh chứng xác thực cho làng Chợ Dầu của ông không theo giặc: "Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác a. Đốt nhẵn!...Toàn sai sự mục đích cả". Nói xong ông lại đi nơi khác để báo cho nhiều người biết về cái tin ấy. Mọi niềm vui, niềm tin của ông Hai không chỉ bó hẹp trong sự bình yên của bản thân và gia đình mà tất cả mọi người đều cảm thấy được điều đó.

Nhân vật ông Hai là một người nông dân với tất cả sự chân chất, mộc mạc đã bước vào trang sách của Kim Lân, để lại nhiều tình cảm đẹp trong tâm hồn người đọc một sự yêu mến, sự trân trọng và cảm phục. Qua đó, ta thấy được những biểu hiện cụ thể về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Qua tác phẩm Làng, nhà văn Kim Lân đã thành công trong việc đổi mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn chống Pháp. Một người nông dân cần cù, chân chất, thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu khuất thân với giặc. Đó chính là vẻ đẹp của tình yêu nước sâu thẳm của nhân vật ông Hai. Đáng cho chúng ta trân trọng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK