Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 1.Hình ảnh “nước mặn đồng chua" và “đất cày lên...

1.Hình ảnh “nước mặn đồng chua" và “đất cày lên sỏi đá" gợi ra hoàn cảnh gì của những người lính? 7. Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính được thể hiện qua

Câu hỏi :

1.Hình ảnh “nước mặn đồng chua" và “đất cày lên sỏi đá" gợi ra hoàn cảnh gì của những người lính? 7. Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính được thể hiện qua câu thơ nào? 2. Hai câu thơ đầu có kết cấu gì độc đáo? 8. Hoàn cảnh đó là hoàn cảnh như thể nào? 9. Từ “tri kỉ" có nghĩa là gi? Từ đó, em hãy nhận xét về cơ sở thứ 3 hình thành tinh đồng chí. 3. Hai câu thơ đầu khái quát cơ sở nào của tình đồng chí? 4. Hình ảnh “súng" trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu" là hình ảnh ẩn dụ cho điều gi? 10. Trong câu thơ “Anh với tôi đôi người xa la", có thể thay chữ "đôn thành “hai được không? Vi sao? 5. Hình ảnh "đầu" trong câu thơ "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" là hình ảnh ẩn dụ cho điều gi? 11. Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt? 12. Từ đó, cm hãy nhận xét về cơ sở hình thành tình đồng chí, 6. Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu" gợi ra diểm chung gì giữa những người lính?

Lời giải 1 :

1.Hình ảnh“nước mặn đồng chua"và“đất cày lên sỏi đá"gợi ra hoàn cảnh gì của những người lính?

→Nước mặn đồng chua: là vùng đồng bằng ven biển,nước ngập mặn,đồng đất chua.

→Đất cày lên sỏi đá: là vùng thung lũng,trung du miền núi,đất đai khô cằn,sỏi đá.

2. Hai câu thơ đầu có kết cấu gì độc đáo?

→Hai câu thơ đầu là cấu trúc song hành,đối xứng"Quê anh"-"làng tôi"

3. Hai câu thơ đầu khái quát cơ sở nào của tình đồng chí?

→Hai câu thơ đầu khái quát cơ sở của tình đồng chí là: cùng chung giai cấp,hoàn cảnh xuất thân.

4. Hình ảnh“súng"trong câu thơ“Súng bên súng,đầu sát bên đầu"là hình ảnh ẩn dụ cho điều gi?

→Ẩn dụ"súng,đầu"là tượng trưng cho chiến tranh và lí tưởng sống

6. Câu thơ “Súng bên súng,đầu sát bên đầu"gợi ra diểm chung gì giữa những người lính?

→Điểm chung: Hai người lính cùng có chung nhiệm vụ,cùng chung lí tưởng chiến đấu vì tổ quốc,vì miền Nam ruột thịt.

7. Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính được thể hiện qua câu thơ nào?

→ "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"

8. Hoàn cảnh đó là hoàn cảnh như thể nào?

Hoàn cảnh hết sức khó khăn và thiếu thốn.Người lính phải chịu sôt rét vì thiếu thuốc men,phải chịu lạnh giá vì thiếu quân tư trang.

9. Từ “tri kỉ" có nghĩa là gì?Từ đó,em hãy nhận xét về cơ sở thứ 3 hình thành tinh đồng chí?

→Tri kỉ nghĩa là chí cốt,là bạn thân,hiểu bạn như hiểu mình.

→Cơ sở thứ 3 hình thành tình đồng chí là: cùng thấu hiểu nhau.

10. Trong câu thơ “Anh với tôi đôi người xa lạ"có thể thay chữ "đôi thành“hai được không?Vì sao?

→Không thể thay.Vì nếu thay,nó sẽ mất đi tính nhịp nhàng của bài,làm khoảng cách giữa hai người lính cách nhau,không thân thiết như lời thơ chính gốc mà Chính Hữu viết.

11. Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt?

→Câu thứ 7 là gồm 2 từ"Đồng chí"nhưng nó đóng vai trò là một câu.Câu thơ đó tuy ngắn gọn nhưng nó lại chính là linh hồn của cả bài thơ.

12. Từ đó,em hãy nhận xét về cơ sở hình thành tình đồng chí?

→Cơ sở hình thành tình đồng chí:

+Cùng chung hoàn cảnh,giai cấp(nông dân lao động)

+Cùng chung lí tưởng,nhiệm vụ

+Cùng chia sẻ,giúp đỡ nhau

+Cùng thấu hiểu nỗi lòng của nhau.

Thảo luận

-- Cảm ơn ạ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK