Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu...

Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian được thể hiện qua câu nào Trước khi nghe tin Khi nghe tin Khi về nhà

Câu hỏi :

Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian được thể hiện qua câu nào Trước khi nghe tin Khi nghe tin Khi về nhà

Lời giải 1 :

Chào em em tham khảo gợi ý:

  1. Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian

- Như biết bao người dân quê, ông Hai gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tình yêu ấy ở ông thật đặc biệt, nó trở thành cố tật khoe làng với tất cả những người mà ông gặp được.

- Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và sống với những kỉ niệm khi còn ở làng. Đó là những tháng ngày ông cùng anh em đồng chí đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Đó là những lúc hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày.

- Ông mong ước quay trở lại ngôi làng, và khi không thể quay trở về làng chợ Dầu được, ông chỉ còn biết khỏa lấp nỗi nhớ của mình bằng việc hàng ngày đến phòng thông tin để nghe ngóng tin tức về cuộc kháng chiến hay sang nhà bác Thứ thao thao bất tuyệt những câu chuyện về làng chợ Dầu.

  1. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian

- Từ phòng thông tin bước ra, đang rất phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến, gặp những người tản cư, nghe họ nhắc đến tên làng, ông Hai “quay phắt lại lắp bắp hỏi”, hi vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ lại hay tin: cả làng Việt gian theo Tây.

- Trước cái tin đột ngột ấy, ông bàng hoàng, sững sờ như chết đứng: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin, ông Hai từng bước rơi xuống vực thẳm của đau buồn, tủi hổ, tuyệt vọng, bế tắc.

- Từ choáng váng đến khi trấn tĩnh được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng những người đi tản cư kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” khiến ông không thể không tin.

- Ông tìm cách lảng ra về, cố ra vẻ bình thản để che giấu tâm trạng, nhưng nỗi xấu hổ, tủi nhục khiến ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, còn nghe văng vẳng tiếng chửi giống Việt gian bán nước.

- Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con: “Nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư?”.

- Ông căm giận lũ người theo giặc, phản bội làng nước, nắm hai tay mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”. Ông cố không tin và tự bào chữa, phủ nhận cái tin ấy bởi “Họ toàn là những người có tinh thần kháng chiến cả mà”. Nhưng không có lửa làm sao có khói, ông lại càng thương cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư cũng bị hắt hủi, thù hằn, ghê tởm.

Thảo luận

-- thể hiện ở câu văn nào bạn
-- Anh / chị vô nhóm e ko ạ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK