Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Câu 21: Thế nào là từ ngữ địa phương? A....

Câu 21: Thế nào là từ ngữ địa phương? A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở

Câu hỏi :

Câu 21: Thế nào là từ ngữ địa phương? A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định. D. Là từ ngữ được ít người biết đến Câu 22: Biệt ngữ xã hội là gì? A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội Câu 23: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học? A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ C. Để tô đậm tính cách nhân vật D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó. Câu 24: Trợ từ là gì? A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau. D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ. Câu 25: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh? A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật. B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. C. Là những từ miêu tả tính cách của con người. D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật. Câu 26: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình? A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. B. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật. C. Là những từ miêu tả tính cách của con người. D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật. Câu 27: Theo em, từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Đại từ Câu 28: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào? A. Miêu tả và nghị luận. B. Tự sự và miêu tả. C. Nghị luận và biểu cảm. D. Tự sự và nghị luận. Câu 29: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? A. Xồng xộc. B. Xôn xao. C. Rũ rượi. D. Xộc xệch. Câu 30: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí A. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách. B. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới. C. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích. D. Thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén. PHẦN TẬP LÀM VĂN Câu 31: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản? A. Dùng từ nối và đoạn văn B. Dùng câu nối và đoạn văn C. Dùng từ nối và câu nối D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng Câu 32: Bố cục của văn bản là gì? A. Tạo lập văn bản hoàn chỉnh B. Sự sắp xếp các ý để tạo lập văn bản C. Sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề chung của văn bản Câu 33: Văn bản thường có bố cục mấy phần? A. 2 phần B. 3 phần C. 1 phần D. 4 phần Câu 34: Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản? A. Giới thiệu các nội dung của văn bản B. Nêu diễn biến của sự việc, nhân vật C. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật. D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện Câu 35: Phần Mở bài và Kết bài thường có cấu tạo như thế nào? A. Không cần tách thành những đoạn riêng biệt B. Hai đoạn văn C. Một đoạn văn D. Nhiều đoạn văn

Lời giải 1 :

Câu 21: Thế nào là từ ngữ địa phương?

C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.

( Ví dụ: heo - lợn; thơm - dứa,....Một số từ này thường được sử dụng trong một số địa phương của miền Nam)

Câu 22: Biệt ngữ xã hội là gì?

C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định

( Ví dụ: tạch - trượt; ngỗng - điểm 2,..... Đây là những biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên)

Câu 23: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 24: Trợ từ là gì?

B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

( Ví dụ: những, có, chính, đích,ngay,...)

Câu 25: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.

( Ví dụ: róc rách: mô phỏng âm thanh của tiếng nước chảy)

Câu 26: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

( Ví dụ: lom khom: gợi tả dáng vẻ con người)

Câu 27: Theo em, từ tượng thanh, từ tượng hình thường thuộc từ loại nào?

B. Tính từ

Câu 28: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

B. Tự sự và miêu tả.

Câu 29: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

B. Xôn xao.

( đây là từ mô  phỏng âm thanh từ nhiều phía vọng lại → là từ tượng thanh.Các từ còn lại là từ tượng hình)

Câu 30: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí

C. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.

( đều là từ tượng thanh.Vì các từ này mô phỏng âm thanh của tiếng cười)

Câu 31: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?

C. Dùng từ nối và câu nối

Câu 32: Bố cục của văn bản là gì?

C. Sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề chung của văn bản

Câu 33: Văn bản thường có bố cục mấy phần?

B. 3 phần

( 3 phần đó là : Mở bài, Thân bài và Kết bài)

Câu 34: Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?

A. Giới thiệu các nội dung của văn bản

Câu 35: Phần Mở bài và Kết bài thường có cấu tạo như thế nào?

C. Một đoạn văn

( phần Mở bài và Kết bài, mỗi phần thường được viết thành một đoạn văn)

Thảo luận

-- đúng ko vậy bạn
-- mk ko làm bừa đâu
-- vô nhóm mk ko
-- vô nhóm mk ko => cảm ơn bạn. Nhưng mk ko vào nhé

Lời giải 2 :

Câu 21. C Câu22.C Câu23.D Câu24.B Câu25.A Câu26.A Câu27.B Câu28.C Câu29.B Câu30.C Câu31.D Câu32.B Câu33.B Câu34.C Câu35.A

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK