câu 1. hoàn cảnh sáng tác
- qua đèo ngang: Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
- bạn đến chơi nhà: Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống điền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉ đã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lòng mình.
câu 2. tìm đại từ
- qua đèo ngang: đại từ: ta
- bạn đến chơi nhà: đại từ dùng để trỏ người: bác, ta
câu 3. bốn câu thơ cuối thể hiện nổi lòng của tác giải khi bước qua đèo ngang đã khơi dậy trong lòng bao cảm xúc. đứng trước khung cảnh hoang vu, đìu hiu của núi rừng nơi đèo Ngang nhà thơ cảm nhận được âm thanh da diết của loài chim cuốc cuốc hay chính là nỗi lòng nhớ quê hương của tác giả kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu nước thương nhà. giữa bao la đất trời cùng sự cùng vĩ của non cao tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn và trống trải lấp tràn đầy tâm hồn, một mảnh tình riêng không biết giãi bày cùng ai. Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, thi nhân đã bộc lộ được những tâm tư, nỗi niềm thầm kín. Đó là tâm trạng hoài cổ nhớ thương nước, thương nhà da diết, một nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
- từ Hán Việt: gia gia
- quan hệ từ: với
câu 5.
Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch)
Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)
Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)
Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)
Thường kinh kí sự (Lê Hữu Trác).
c1:
- Hoàn cảnh sáng tác của " Qua đèo Ngang": bài thơ viết khoảng thế kỉ XIX, khi tác giả Bà huyện Thanh Quan trên đường vào kinh đô Huế nhậm chức " cung trung giáo tập"
-Hoàn cảnh sáng tác của " Bạn đến chơi nhà": Của Nguyễn Khuyến khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà và có bạn đến thăm.
c2:
- Đại từ trong " Qua đèo Ngang": ta
-Đại từ trong " Bạn đến chơi nhà": bác, ta
c3:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại. trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
Bốn câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.
* chú thích:
mà; quan hệ từ
đìu hiu: hán việt
c4: Bài này bạn tự làm được không ạ? Tại vi nó cũng không khó lắm ạ.
c5: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Tĩnh dạ tứ
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK