Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Phân tích nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam...

Phân tích nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao [ không chép trên mạng] câu hỏi 2916696 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao [ không chép trên mạng]

Lời giải 1 :

Đáp án:

dàn ý

I. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về nhà văn Nam Cao, truyện ngắn Lão Hạc.
  • Giới thiệu về nhân vật lão Hạc - nhân vật trung tâm của tác phẩm.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sống của lão Hạc

  • Vợ mất sớm, một mình nuôi con khôn lớn.
  • Tài sản trong nhà không có gì ngoài ba sào vườn, một túp lều nhỏ và một con chó.
  • Không có tiền cho con trai cưới vợ, người con trai bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại lão sống một mình.
  • Sau một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.

=> Hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khổ cực.

2. Vẻ đẹp phẩm chất của lão Hạc

* Một con người hiền lành, nhân hậu và giàu tình yêu thương:

- Một người cha hết mực yêu thương con:

  • Day dứt vì không có tiền lo cho con lấy vợ.
  • Kiên quyết giữ lại mảnh vườn là của hồi môn của con dù trong nhà không có gì ăn.

- Yêu thương con chó vàng, coi nó là một người bạn:

  • Cho ăn bằng một cái bát lớn như của nhà giàu, có gì ăn cũng gắp cho nó cùng ăn.
  • Khi rảnh rỗi còn đem nó ra tẳm rửa, bắt giận.
  • Mỗi khi lão uống rượu có đồ nhắm ngon lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con cháu trong nhà.
  • Thường xuyên tâm sự với nó, vỗ về ôm ấp.

=> Đối xử giống như với một con người.

- Quyết định bán cậu Vàng: vô cùng khó khăn, trăn trở giống như phải quyết định một việc trọng đại trong đời.

- Diễn biến tâm trạng sau khi bán chó: Sáng hôm sau, lão Hạc sang nhà ông giáo kể lại toàn bộ sự việc.

  • Cố làm ra vẻ vui mừng: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”, nhưng thực ra lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước.
  • “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”
  • Lão hu hu khóc…
  • Tự trách bản thân mình đã già rồi còn đi lừa một con chó: “Khốn nạn... Ông giáo ơi!... như thế này à?”
  • Chua chát bảo với ông giáo: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta phải hóa kiếp cho nó…”
  • Lão cười và ho sòng sọc, Lão nói xong lại cười đưa đà… Nụ cười dường như để nén đi nỗi đau đơn khi mất đi “người bạn” duy nhất.

=> Nam Cao đã khắc họa chân thực nỗi đau khổ, day dứt của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng

* Một con người trong sạch, giàu lòng tự trọng

- Quá túng quẫn, chỉ ăn củ chuối, sung luộc…, nhưng lại từ chối “một cách gần như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão.

- Lão đến nhờ cậy ông giáo hai việc:

  • Trông nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó.
  • Mang hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo giữ hộ để khi mình chết thì nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình.

- Lão đến xin Binh Tư một ý bả chó và nói dối rằng dạo này có con chó hay đến vườn nhà lão nên muốn đánh bả nó. Nếu được lão sẽ mời hắn uống rượu. Nhưng thực ra lão Hạc dùng số bả chó ấy để tự tử.

- Hình ảnh lão Hạc khi chết đầy ám ảnh: “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người lão chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết”. Cái chết dữ dội, đau đớn và thê thảm của một con người lương thiện.

=> Tố cáo xã hội đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.

3. Nghệ thuật

  • Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, linh hoạt
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
  • Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…

III. Kết bài

  • Khái quát chung lại về nhân vật lão Hạc
  • Đánh giá của người viết về nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên.
  • Tả
  • Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về hai mảng đề tài chính: người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ. Trong đó, “Lão Hạc” được coi là truyện ngắn tiêu biểu nhất viết về người nông dân khi đã xây dựng được hình tượng nhân vật lão Hạc - nhân vật chính của tác phẩm.

    Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ. Vợ mất sớm, một mình nuôi con khôn lớn. Tài sản trong nhà không có gì ngoài ba sào vườn, một túp lều nhỏ và một con chó. Lão không có đủ tiền cho con trai cưới vợ. Chán nản, anh con trai bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại lão sống một mình. Sau một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.

    Cuộc sống khốn khó là vậy, nhưng lão vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Nổi bật lên là một con người hiền lành, nhân hậu và giàu tình yêu thương. Lão vô cùng thương yêu con của mình. Khi không lo được cho con cưới vợ, lão đã vô cùng đau khổ. Vì thương con, lão chấp nhận sống cô đơn một mình lúc tuổi già ốm yếu để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão lại dồn hết tình cảm vào con chó Vàng - là kỉ vật duy nhất mà con để lại: “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt”. Nhìn thấy nó, lão tưởng như được thấy chính con trai mình. Không chỉ vậy, tình yêu thương con của lão còn khiến lão chịu đựng cái đói mà kiên quyết không chịu bán đi mảnh vườn - của hồi môn của con. Thậm chí lão Hạc quyết định lựa chọn cái chết để không động đến số tiền dành cho con. Lão bán đi căn nhà, đem hết số tiền sang nhà ông giáo gửi và nhờ trông coi mảnh vườn. Khi con trai lão về sẽ giao lại cho anh. Không chỉ đối với con trai, lão Hạc còn dành tấm lòng yêu thương dành cho con Vàng. Lão đối xử với nó như với một con người. Cho ăn bằng một cái bát lớn như của nhà giàu, có gì ăn cũng gắp cho nó cùng ăn. Mỗi khi rảnh rỗi còn đem nó ra tẳm rửa, bắt giận. Mỗi khi lão uống rượu có đồ nhắm ngon lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con cháu trong nhà. Thường xuyên tâm sự với nó, vỗ về ôm ấp. Lão coi con Vàng giống như một người bạn hơn là một con chó. Để rồi đến khi phải bán nó, lão đã vô cùng đau đớn, day dứt. Cái quyết định bán cậu Vàng vô cùng khó khăn, trăn trở giống như phải quyết định một việc trọng đại trong đời. Khi kể lại việc bán cậu Vàng cho ông giáo nghe, lão Hạc vô cùng đau đớn, tự trách bản thân mình nỡ đi lừa một con chó.

    Lão Hạc cùng là một con người sống trong sạch, giàu lòng tự trọng. Dù sống trong hoàn cảnh túng quẫn, chỉ ăn củ chuối, sung luộc… nhưng lại từ chối “một cách gần như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão. Lão chỉ đến nhờ ông giáo hai việc. Một là, nhờ ông giáo trông nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó. Hai là, nhờ ông ông giáo giữ hộ để khi mình chết thì nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình. Sau đó, lão đến xin Binh Tư một ý bả chó và nói dối rằng dạo này có con chó hay đến vườn nhà lão nên muốn đánh bả nó. Nếu được lão sẽ mời hắn uống rượu. Nhưng thực ra lão Hạc dùng số bả chó ấy để tự tử. Nhà văn đã khắc họa hình ảnh lão Hạc khi chết đầy ám ảnh: “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người lão chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết”. Cái chết dữ dội, đau đớn và thê thảm của một con người lương thiện.

    Nhà văn Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng thành công. Cùng với đó là ngôn ngữ kể chuyện giàu tính tạo hình và sức gợi cảm kết hợp với tài năng miêu tả nội tâm nhân vật để khắc họa thành công nhân vật lão Hạc.

    Như vậy, qua nhân vật Lão Hạc, Nam Cao đã đã khắc họa chân thực cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước cách mạng cùng với đó là phẩm chất cao quý của họ.

  • Chúc bạn học tốt 👍

Thảo luận

-- Cho mình xin câu trả lời hay nhất

Lời giải 2 :

tham khảo nha

Nhận xét về cách viết của Nam Cao trong những truyện ngắn, giáo sư Hà Minh Đức viết: "Viết về những nhân vật này, ngòi bút Nam Cao không lạnh lùng khách quan mà tha thiết gắn bó; không châm biếm, mỉa mai mà chân thành, xúc động. Tác giả xem mình cũng là người trong cuộc".

Nhận xét về cách viết của Nam Cao trong những truyện ngắn về những người nông dân tột cùng thống khổ và đau thương, giáo sư Hà Minh Đức viết: "Viết về những nhân vật này, ngòi bút Nam Cao không lạnh lùng khách quan mà tha thiết gắn bó; không châm biếm, mỉa mai mà chân thành, xúc động. Tác giả xem mình cũng là người trong cuộc". Trong số những tập truyện ngắn của Nam Cao, truyện Lão Hạc là một điển hình về bút pháp như vậy của tác giả viết về những người nông dân đau khổ và lầm than vô hạn.

Viết về lão Hạc – nhân vật chính trong truyện, một người nông dân tột cùng nghèo khổ và đau thương – ngòi bút của Nam Cao đã bộc lộ một tình cảm tha thiết gắn bó. Khi chưa hiểu rõ tâm tình của lão Hạc thì giọng điệu của ông giáo dưới ngòi bút của nhà văn tưởng chừng vẫn chỉ là viết về một loại Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận nào đó: "Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi… Lão nói là nói để đấy thôi… Làm quái gì có một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế". Đôi lúc, ông còn bộc lộ sự tự tôn mình, coi thường người nghèo khổ: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi". Một sự lạnh lùng khách quan: Tôi "dửng dưng" nhìn lão để rồi mộng tưởng về một cái thời "say mê", đẹp đẽ, chăm chỉ và đầy "cao vọng" của riêng mình.

Ta bắt đầu cảm thấy một bóng dáng đơn điệu của làng quê ông giáo Thứ trong truyện Sống mòn: con người lạnh nhạt, bới móc nhau… Nhưng tác giả không dừng lại ở đó, ông đưa những trang viết về tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc tiến triển một cách chậm rãi lần theo những lời kể của ông lão, khiến người đọc ngày càng thấy sự rung động, sâu xa của cõi lòng tác giả: Người con trai lão thất tình, bỏ đi phu cao su, để lại cho người cha vài đồng bạc để "ăn quà", một con chó và mảnh vườn nho nhỏ, biệt tích, để cho lão cứ ngóng trông, dành dụm, chắt chiu mà nào biết bao giờ nó về! Vợ mất, con biệt xứ, lão cô đơn giữa tuổi già và cái chết đang dần đến. Ngòi bút của nhà văn lại bùi ngùi, xúc động: "Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn". Vì vậy mà "những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ bồn một chút", nhắc đến con "lão rân rấn nước mắt". Đến đây thì ông giáo đã thốt lên: "Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa".

Trước những đe dọa rình rập, những mất mát chồng chéo lên nhau, ông giáo đành an ủi lão Hạc mà ta nghe thấy biết bao đau xót, thương cảm: "Lão Hạc ơi ! ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?". Thì ra tác giả đâu có thờ ơ, ông thấu hiểu con người tốt đẹp ấy, mỗi lời kể như đượm nỗi xúc động: Thương con, lão không muốn bán đi con chó – kỉ vật của con. Nhưng nuôi nó thì tốn mà lão không muốn phải tiêu vào tiền lão đã dành dụm cho con. Nhưng cái nghèo khổ cứ đến: "làng mất vé sợi", "Lão Hạc không có việc"… Sự điêu đứng cứ dồn dập đến. Ngòi bút nhà văn trở nên xót xa cho lão Hạc. Trước cảnh lão khóc vì để con chó bị bắt, ngòi bút Nam Cao bỗng như trào lên nước mắt. Ông giáo hỏi như để che giấu nỗi đau: "Thế nó cho bắt à", rồi đau đớn và phủ nhận, ông kết luận: "Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ !", đều khổ, đều cơ cực, kiếp người không khác kiếp con chó. Số phận một con chó chấm dứt bằng một cái chết bi thảm thì con người cũng không hơn, còn dữ dội gấp trăm lần.

Nhà văn cảm thông tha thiết với "những người cùng khổ ấy", muốn san sẻ nỗi cực nhục với họ, bởi "một chút âu yếm, một chút tình thương cũng đủ để nâng đỡ họ" (Thạch Lam). Nhưng Nam Cao còn sâu sắc hơn, ông giận cuộc đời gian ác đã cướp đi bao người lương thiện như lão Hạc, nên ông cầm bút khóc cho những con người đang quằn quại sống và quằn quại chết đó.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK