Chị Dậu-một người phụ nữ trong thời kì phong kiến, được thể hiện qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Trong đó, đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã nói lên được nhiều về chị Dậu. Trong bầu không khí ngột ngạt của ngày hạn sưu, nhà chị Dậu khốn khó, thật tội nghiệp làm sao. Anh Dậu chưa nộp được thuế sưu thì bị bắt đánh. Chị Dậu ở nhà chắc lo lắng lắm. Anh Dậu về nhà rũ rượi như một xác chết làm chị cảm thấy lo lo. Thật thương xót làm sao cho gia đình chị Dậu. Anh Dậu vừa bị đánh chắc ‘’lành ít dữ nhiều’’, may thay có người bà hàng xóm giúp đỡ, chị liền nấu cháo tẩm bổ. Chị nhẹ nhàng bưng cháo đến cho chồng, chắc vì chị không muốn chồng mình tỉnh giấc. Chị quạt cho cháo nguội và bê anh dậy một cách nhẹ nhàng: ‘’Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.’’Những hình ảnh yêu thương, cử chỉ ngọt ngào đó thể hiện chị Dậu là người thương yêu chồng hết mực, đảm đang và ân cần. Ôi thôi tội thay, bát cháo đã cạnh miệng mà bọn cai lệ lại tới đòi đánh anh Dậu. Chị Dậu lo cho chồng lắm, liền nhẫn nhục quỳ xuống van xin cai lệ. Thế nhưng bọn ác ôn này đời nào để yên cho chị. Chúng hất chị ra và đánh anh Dậu. Chao ôi, hoàn cảnh nhà chị Dậu thật khốn khó làm sao! Thấy chồng bị bọn cai lệ hà hiếp, chị không kìm được nỗi uất ức, phẫn nộ tột độ, chị phản kháng lại bọn cai lệ. Ôi thấy chị Dậu thật dũng cảm làm sao! Chồng chị lúc này lo sợ, vừa run vừa can ngăn vợ. Nhưng chị Dậu đã phẫn uất và chưa nguôi cơn giận. Qua hình ảnh trên, ta thấy chị Dậu là một người phụ nữ có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng, không chịu khuất phục bơi bọn độc ác. Ở nhân vật chị Dậu, ta thấy có thật nhiều đức tính đáng quý và là một người vợ giàu đức hi sinh, sẵn sàng hi sinh vì chồng. Chị Dậu là một hình ảnh vẻ đẹp tiêu biểu cho những người phụ nữ tuyệt vời của đất nước chúng ta-không bao giờ khuất phục với những thứ bất công, sẵn sàng nỗi dậy đòi lại bình đẳng.
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đầy đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK