Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 1. Bài tập đọc hiểu Bài tập 1. Đọc văn...

1. Bài tập đọc hiểu Bài tập 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: - Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẫn trâu, sợ họ máu

Câu hỏi :

1. Bài tập đọc hiểu Bài tập 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: - Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. - Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi. Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà; Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn… (Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 90, NXBGD, năm 2015) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Theo em, bài thơ mang đặc điểm ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết? Cơ sở nào để nhận diện đặc điểm ngôn ngữ bài thơ? Câu 3. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đúng hay sai? Hãy giải thích cách lựa chọn của em. Câu 4. Em nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn người bình dân xưa được thể hiện trong bài ca dao? Bài tập 2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TAM ĐẠI CON GÀ Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: - Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: - Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: - Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia. Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: - Tam đại con gà nghĩa làm sao? - Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! (Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 78-79, NXBGD, năm 2015) Câu 1. Xác định thể loại của truyện dân gian trên. Câu 2. Xác định mục đích hướng tới của văn bản. Câu 3. Nhận xét về nhân vật thầy đồ trong câu chuyện. Câu 4. Qua việc đọc văn bản trên, em rút ra bài học gì? 2. Bài tập Vận dụng: Bài tập 1. Hóa thân vào một nhân vật trong tác phẩm để kể lại truyện cổ tích Tấm Cám hoặc An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Bài tập 2. Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng), cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người bình dân qua Bài ca dao 4 thuộc chùm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

Lời giải 1 :

BT1. 

1. Thể lục bát

2. Ngôn ngữ nói

 - Sự đổi vai ngưòi nói và người nghe, sự chuyển đổi lượt lời.

 -  Dùng nhiều từ ngữ khẩu ngữ 

 -  Nhiều câu tỉnh lược chủ ngữ, nhiều câu cảm thán, nhiều câu cầu khiến,…

3.  Bài ca dao thuộc phong cách ngôn ngữ nghê thuật nhưng cũng mang một ít nét của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.  Vì hình thức đối thoại, nhiều từ ngữ khẩu ngữ,...

4. Những người bình dân xưa họ thật bình dị mang những tình cảm yêu thương gần gũi dù trong khó khăn

BT2.

1. Truyện cười

2. Phê phán thói dấu dốt – một thói xấu trong nội bộ nhân dân

3. Thầy đồ vừa dốt, vừa mê tín lại còn lừa bịp trẻ con.

4. Khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi

BT1. 

1. Mở bài:

- Ta kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

2. Thân bài:

- Ta bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

- Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.

- Rùa Vàng cho ta một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

- Triệu Đà mang quân sang xâm lược, ta có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, phải rút về nước.

- Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thuỳ. Vì sự chủ quan, ta mất cảnh giác nên đã mắc mưu của địch.

- Trọng Thuỷ lừa con gái ta lấy cắp lẫy thần. Triệu Đà tấn công Loa Thành, ta mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.

3. Kết bài:

- Rùa Vàng chỉ đích danh Mị Châu là giặc. Dù đau đớn, nhưng ta vẫn phải rút gươm chém kẻ có tội với đất nước

- Ta được Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển

- Rút ta bài học

Thảo luận

-- cảm ơn bạn nhiều nha :3

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK