Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Giúp mình với, mình cần gấp: Viết bài văn nghị...

Giúp mình với, mình cần gấp: Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của anh (chị) về: Nhân tài không bước ra từ sách vở mà bước ra từ lao động.

Câu hỏi :

Giúp mình với, mình cần gấp: Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của anh (chị) về: Nhân tài không bước ra từ sách vở mà bước ra từ lao động.

Lời giải 1 :

I.MB: Giới thiệu VĐNL

II.TB

 1. Giaỉ thích

  - Nhân tài: là người tài giỏi, có kiến thức sâu sác hơn người

 -lao động

  - sách vở

 => đề cao vai trò của việc thực hành thay vì lí thuyết. Thực hnahf sẽ giúp con người tiến bộ và hoàn hảo hơn

 2. Bàn luận 

  - Nhân tài không bước ra từ sách vở

  - Mà bước ra từ lao động

   + không có lao động thì sách vở cũng chỉ là những con chữ vô nghĩa

  + thực hành để kiểm chứng lại lí thuyết

  + Trăm hay không bằng tay quen, lao động để có được sự tích lũy kinh nghiệm

3. Mở rộng 

 - thực hành và lí thuyết nên đi cùng nhau

 - phê phán những người xem nhẹ lao động, quá coi tọng sách vở

4. Bài học

III.KB

  *** Bài làm tham khảo

   Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Vì vậy để khẳng định lại vị trí của lao động, của thực hành, ai đó đã nói " Nhân tài không bước ra từ sách vở mà bước ra từ lao động"
    Để hiểu hết những tầng ý nghĩa sâu sắc của câu nói, trước hết ta phải hiểu một số từ ngữ. " Nhân tài" là những người tài giỏi, có kiến thức uyên thâm, bác học về các lĩnh vực của đời sống. Họ có tầm hiểu biết và có trí thông minh hơn người. " Lao động" là oạt động có múc đích của con người nhằm thay đổi các vật chất tự nhien để phù hợp với con người. Lao đọng có thể bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Ở đây, câu nói đề cập đến lao động chín là thựchành, làm việc. " "Sách vở" chính là những kiến thức lí thuyết được ghi chép lại. Bằng cách nói phủ định, câu nói đã khẳng định tầm quan trọng của thực hành so với lí thuyết để có thể tạo nên một nhân tài. Đó là cần chú trọng vào thực hành nhiều hơn.

  Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Vậy tại sao " Nhân tài không bước ra từ sách vở mà bước ra từ lao động". Trước hết, ta sẽ khám phá vế đầu tiên " Nhân tài không bước ra từ sách vở". Bởi lẽ sách vở là một nơi để lưu giữ những tri thức, kiến thức của loài người. Nếu con người chỉ cần đọc sách là có thể trở thành nhân tài thì có lẽ thế giới này đã có rất nhiều nhân tài. Mọi người đọc sách, nhà nhà đọc sách, liệu có phải ai cũng có thể trở thành nhân tài? Nếu có đi chăng nữa thì cũng là 1 phần thiểu số, cực kì ít ỏi.

  Vậy nhân tài bước ra từ đâu? Đó chính là từ lao động mà ra. Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi nếu không có lao động thì lí thuyết cũng chỉ là con chữ thô cứng. Những thông điệp mà sách vở mang lại ấy chỉ được con người thấm nhuần một chút. Những kiến thức mà không được áp dụng vào thực tế thì chỉ là lí thuyết suông. Vì vậy, người ta mới khẳng định rằng " Học đi đôi với hành". 

 Bên cạnh đó, lao động là cơ hội để con người kiểm chứng, xác thực lại tính chính xác của sách vở. Bản chất của lao động là khi con người đã phải vận dụng trí óc của mình vào việc làm để làm sao cho hiệu quả nhất. Vì vậy, với những con người có sự thực hành, ngoài một lần vận dụng trí óc ki tiếp thu tri thức từ sách vở, họ lại có thêm 1 lần nữa từ lao động. Họ khác người chỉ đơn thuần đọc sách là ở điều ấy. Vì vậy, nếu họ có trở thành nhân tài hay tài giỏi hơn người cũng không là đièu gì quá bất ngờ.Nếu thực hành, họ có khả năng xác thực được lại lí thuyết và nếu phát hiện lí thuyết đó có chút sai, thì họ cũng biết và có cách để khắc phục. Thử tưởng tượng người cchỉ chú trọng sách vở thì làm sao phát hiện  được lỗi sai ấy. 

  Tục ngữ xưa cũng có câu " Trăm hay không bằng tay quen". Vì vậy dẫu có biết cả hàng trăm điều đi nữa nhưng không bắt tay vào làm thử thì cũng sẽ không bằng những người " tay quen". Bởi qua quá trình lao động, họ đã có thời gian để tích lũy kinh nghiệm cho mình. Họ biết cách làm sao để làm một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Và những người ấy có khả năng trở thành nhân tài trong lĩnh vực hoặc công việc mà học quen thuộc.

  Tuy nhiên cũng thể bỏ qua tầm quan trọng của lí thuyết, sách vở bởi đó là yếu tố căn bản, là bước nền, bước tiền đề cho các hoạt động lao động. Chúng ta nên phê phán những người quá chú trọng sách vở mà xem nhẹ lao động hoặc những người quá đề cao lao động mà bỏ ngoài tai những lí thuyết.

  Vì vậy, từ đây mỗi người phải rút ra bài học cho bản thân mình. Trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của sách vở và lao động và áp dụng chúng một cách hợp lí vào từng hoàn cảnh công việc cụ thể. Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.
  Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình rất quan tâm đến học và hành. Bác khẳng định: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy.Tóm lại, " Nhân tài không bước ra từ sách vở mà bước ra từ lao động" là một phương châm chuẩn xác, là kim chỉ nam cho ngành giáo dục của Việt Nam ta, để tạo ra thế hệ thanh niên giỏi toàn diện, vừa chắc lý thuyết lại vừa giỏi làm.


Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK