Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu...

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tôi muốn tắt nắng đi … Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; (Vội vàng, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tôi muốn tắt nắng đi … Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; (Vội vàng, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) Câu 1. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình lại muốn tắt nắng, buộc gió? Câu 2. Sự thay đổi số tiếng trong câu thơ từ năm tiếng (bốn dòng đầu) sang tám tiếng (bảy dòng sau) có ý nghĩa gì? Câu 3. Từ các hình ảnh ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội, lá của cành tơ, yến anh, khúc tình si, nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Câu 4. Theo nhà thơ, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là gì? Quan niệm đó được thể hiện ở những câu thơ nào trong đoạn trích? Phân tích những câu thơ đó để thấy được quan niệm của tác giả.

Lời giải 1 :

1. Nghệ thuật điệp cấu trúc : " Tôi muốn....cho..."

- Tác dụng : Nhấn mạnh ước muốn cháy bỏng cuả nhà thơ , đó là ước muốn tắt nắng, buộc gió .

- Nhà thơ muốn tắt nắng đi cho màu đừng nhạt mất, muốn buộc gió lại cho mây trời đừng bay đi. Sở dĩ, nhà thơ có ước muốn táo bạo này, vì ông muốn lưu giữa tất cả những vẻ đẹp và hương thơm của đất trời ở lại mãi với nhân gian, để choc chúng đừng bị thời gian làm phai nhạt mất.Qua đây cho thấy tình yêu đời, yêu cuộc sống đến mãnh liệt của nhà thơ.

2. Sự thay đổi số tiếng ấy có tác dụng chuyển mạch thơ và bắt đầu đẩy cảm xúc thơ lên cao trào hơn, cho thấy một tình yêu đời, yêu trần thế đến cuồng nhiệt, đắm say của tác giả

3. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ " Vội vàng" là bức tranh tươi đẹp và tràn đầy sắc xuân . Mùa xuân được tác giả cảm nhận bằng cả tâm hồn, bằng cả tình yêu với cỏ cây, hoa lá . Sở dĩ,  Xuân Diệu muốn níu giữ thời gian là để giữ những hương sắc này, những hương sắc của mùa xuân như một bức tranh phong cảnh vừa đẹp, vừa hấp dẫn, vừa chan chứa xuân tình. Những hình ảnh: hoa, cỏ, ong bướm, yến anh; những sắc màu xanh non của cành tơ, xanh rì của đồng nội...kết hợp với âm thanh “khúc tình si” của đôi yến anh; với sự vận động của “cành tơ phơ phất”, với ánh sáng mặt trời như thiếu nữ chớp hàng mi...tạo nên một bức tranh xuân diễm lệ, mơ màng, dịu dàng đầy sức sống. Sức sống ấy được tạo bởi tất cả những đặc điểm của sắc màu, âm thanh, đường nét, ánh sáng và còn được tô đậm bởi một hình ảnh so sánh độc đáo, táo bạo mà có lẽ trước Xuân Diệu, trong thơ Việt Nam chưa ai thể hiện cái cảm giác “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Các nhà thơ hiện đại đều coi con người là chuẩn mực cho vẻ đẹp của tự nhiên nhưng có lẽ chỉ với riêng Xuân Diệu thì đó phải là người con gái ở giữa độ tuổi trẻ trung, xuân sắc. Câu thơ khiến người đọc thấy tháng giêng mơn mởn tơ non, đầy ắp một sức sống thanh tân quyến rũ như lời mời gọi. Qua đây, ta cũng cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân như một bữa tiệc trần gian đang mời gọi con gnuowif thưởng thức , một bữa tiệc lớn của nhân gian chứa chan  xuân sắc, xuân tình.

4. Theo nhà thơ, chuẩn mực của cái đẹp là vẻ đẹp trẻ trung, xuân sắc của con người . Quan niệm đó được thể hiện qua câu thơ : " Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ", "  Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn / Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !"

- Phân tích câu thơ " Tháng giêng ngon như một cặp môi gần " : 

Không chỉ là quan niệm mới mẻ, khẳng định vẻ đẹp ở nơi trần thế, bằng vốn ngôn từ khéo léo và tinh tế, Xuân Diệu còn gửi gắm đến người đọc một quan niệm nhân sinh khác, một qua niệm hoàn toàn mới về tình yêu và mùa xuân :  “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Xuân Diệu đã đi ngược lại với quan điểm mĩ học trung đại – lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cái đẹp, với ông, không phải thiên nhiên, mà con người mới là chuẩn mực của mọi cái đẹp trong cuộc sống.Lối so sánh độc đáo, tháng giêng “ngon” như cặp môi người thiếu nữ, đã giúp người đọc hình dung một cách cụ thể vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là thiên nhiên không chỉ ứ đầy sức sống và còn là thiên nhiên căng tràn tình xuân, tình yêu

- Phân tích câu :"Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn / Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !"

Ham sống và yêu đời đến mãnh liệt, đến cuồng say, Xuân Diệu càng băn khoăn hơn trước cuộc đời, thời gian. Ông đã nhận ra quy luật tuyến tính của thời gian, chống lại quy luật tuần hoàn của các cụ ngày xưa. Mỗi phút giây qua đi sẽ không bao giờ trở lại, tuổi trẻ cũng chỉ đến một lần. Nhà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống. Nhà thơ muốn mang đến cho người đọc thông điệp : Thời gian một khi đã trôi đi thì sẽ không bao giờ trở lại, chính vì thế, con người cần sống hết mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Và hãy nhớ đừng để tuổi trẻ của chúng ta trôi đi một cách lãng phí. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Câu 1:Đoạn thơ mở đầu bằng bốn câu thơ ngũ ngôn chứa đựng những khát vọng mãnh liệt và táo bạo của thi nhân:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Bốn câu đầu có lẽ là độc đáo nhất trong bài thơ vì chỉ riêng nó là thể ngũ ngôn. Nó là thể thơ phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vồ vập của Xuân Diệu bởi câu thơ ngắn lại giàu nhịp điệu. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần cùng với đó là hai động từ mạnh “tắt, buộc” đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. Đó là khao khát “tăt nắng, buộc gió” để giữ lại màu hoa “Cho màu đừng nhạt mất” để giữ lại sắc hương “ cho hương đừng bay đi”. Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. 

Câu 2:

Bảy câu thơ tiếp theo, với tâm hồn khát sống, khát yêu, tận hiến, tận hưởng và khát khao giao cảm mãnh liệt, Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươi phơi phới, đầy tình tứ ở những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc quanh ta

Câu 3:

Bảy câu thơ trên là một bước tranh thiên nhiên mùa xuân được vẽ nên bằng một hồn thơ đầy thi sĩ. Cảnh vật đang vào độ thanh tân, diễm lệ. Bức tranh hội tụ đầy đủ hương thơm, ánh sáng và màu sắc, âm thanh. Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn quyến rũ: Ở đó có cảnh ong đưa và bướm lượn, tình tứ ngọt ngào như “tuần tháng mật”. Màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương hơn “giữa đồng nội xanh rì”. Cây cối nảy lộc đâm chồi tạo nên những “cành tơ” với những chiếc lá tươi non phất phơ tình tứ. Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng hót đắm say của loài chim yến anh đã tạo nên “khúc tình si” say đắm lòng người.

Câu 4:

Sống vội vàng chỉ là một cách nói. Trong cốt lõi, đây là một quan niệm sống mới mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy cao độ giá trị của “cái tôi” cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống nói trên được diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “biện luận” rất riêng của tác giả.
Bước vào bài thơ, độc giả ngạc nhiên trước những lời tuyên bố lạ lùng của thi sĩ:

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi

Những lời tuyên bố đó chỉ có vẻ kì dị, ngông cuồng bề ngoài, nhưng thực chất bên trong chứa đựng một khát vọng rất đẹp: chặn đứng bước đi của thời gian để có thể vĩnh viễn hoá vẻ đẹp của cuộc đời.Nhưng lí do nào khiến nhà thơ nảy sinh niềm khao khát đoạt quyền tạo hoá để chặn dòng chảy của thời gian?
Trong quan niệm của người xưa, đời là chốn bụi trần, cuộc đời là bể khổ. Đấy là lí do vì sao lánh đời nhiều khi đã trở thành một cách sống mà cả tôn giáo cũng như văn chương đều chủ trương vẫy gọi mọi người trên hành trình tìm sự an lạc tâm hồn. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, đạo Phật tô đậm vẻ đẹp của cõi Niết bàn, cõi Tây phương cực lạc; văn học cổ Trung Quốc cũng như văn học trung đại Việt Na, đều đề cao tâm lí hoài cổ, phục cổ, khuyến khích xu hướng tìm về những giá trị trong quá khứ vàng son một đi không trở lại như đi tìm một thiên đường đã mất. Xuân diệu thuộc thế hệ những người trẻ tuổi ham sống và sống sôi nổi, họ không coi lánh đời là một xử thế mang ý nghĩa tích cực mà ngược lại, họ không ngần ngại lao vào đời. Và thật ngạc nhiên, nhờ tuổi trẻ, họ phát hiện ra cuộc đời thực chất không phải là một cõi mông lung, mờ mờ nhân ảnh, cũng chằng phải là cái bể khổ đày đoạ con người bằng sinh, lão, bệnh, tử... những định mệnh đã hàng ngàn năm ám ảnh con người mà trái lại là cả thế giới tinh khôi, quyến rũ. Tất cả đều hiện hữu, tất cả đều gần gũi, đầy ắp, ngay trong đời thực và trong tầm tay với:
          Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
          Này đây hoa của đồng nội xanh rì
          Này đây lá của cành tơ phơ phất
          Của yến anh này đâu khúc tình si
          Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
          Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;Trong cái nhìn mới mẻ, say sưa thi nhan vồn vã liệt kê bao vẻ đẹp của cuộc đời hằng ngày loạt đại từ chỉ trở này đây làm hiện lên cả một thế giới thật sống động. Hơn thế, cõi sống đầy quyễn rũ ấy như đang vẫy gọi, chào mời bằng vẻ đẹp ngọt ngào, trẻ trung và có ý để dành cho những ai đang ở lứa tuổi yêu đương, ngọt ngào: đây là tuần tháng mật để dành cho ong bướm, đây là hoa của đồng nội (đang) xanh rì, đây là lá của cành tơ phơ phất và khúc tình si kia là của những lứa đôi.....

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK