Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng (Hồng Kông), Trung Quốc. Người chủ trì hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản.
Hội nghị bàn thảo và đi đến việc hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản trong nước Việt Nam và Đông Dương: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Hội nghị với sự tham gia của 2 đại diện An Nam Cộng sản Đảng, 2 đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng. Tổng số Đảng viên là 211 người.
Hội nghị chính thức bầu Trịnh Đình Cửu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 10-1930, giữa lúc phong trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi trên cả nước, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương chính trị, bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Tổng bí thư Trần Phú đứng đầu.
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và Đông Dương, vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin và đề cương cách mạng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản, Luận cương chính trị đã xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Luận cương xác định cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng tư sản dân quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo, là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa phát triển tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương thời kỳ đầu là đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến mang lại ruộng cho dân cày. Luận cương đã xác định: “Giai cấp vô sản và nông dân là hai lực lượng chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được” và cuối cùng, Luận cương đã xác định phương pháp giành chính quyền là khởi nghĩa vũ trang.
Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã xác định được một vấn đề có tầm chiến lược của cách mạng Đông Dương. Nó góp một phần quan trọng vào kho tàng lý luận cách mạng Việt Nam, trang bị cho những người cộng sản Đông Dương vũ khí tư tưởng sắc bén để đấu tranh thắng lợi với các loại tư tưởng phi vô sản khác.1
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK