Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật...

Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm này . Hãy nêu ý nghĩa chi tiết chiếc bóng câu hỏi 2380497 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm này . Hãy nêu ý nghĩa chi tiết chiếc bóng

Lời giải 1 :

+ tạo nút thắt : cái bóng khi TS đi lính

- vũ nương : cái bóng là mình, là TS => bù đắp tc cho con , vơi đi nỗi nhớ chồng 

- bé Đản : cái bóng là cha 

- TS : cái bóng là người đàn ông khác 

LẦN 1 CÁI BÓNG XUẤT HIỆN = > TS nghi vợ ko chung thủy , đánh duổi Vũ Nương => Vũ Nương đã chết oan khuất 

+ cởi nút thắt : cái bóng của TS khi Vũ Nương chết 

- bé Đản : cái bóng là cha 

- TS : cái bóng là mình -> hiểu ra nỗi oan của vợ 

- Vũ Nương : cái bóng là lời giải oan 

LẦN 2 CÁI BÓNG XUẤT HIỆN => Nỗi oan Vũ Nương đc giải , tạo kết thúc có hậu ....đồng thời là lời tố cáo xã hội phong kiến với chủ nghĩa nam quyền đầy bất công vô lý

Thảo luận

Lời giải 2 :

Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Thật vậy, một tác phẩm văn học có giá trị khi nhà văn sáng tạo ra được những chi tiết hay. Và Nguyễn Dữ cũng đã sáng tạo ra một chi tiết vô cùng đắt giá đó là “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Tác phẩm thuộc thiên số 16 trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục” (ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền). Câu chuyện xoay quanh cuộc đời nhân vật Vũ Nương - người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Chi tiết “cái bóng” chỉ xuất hiện hai lần trong câu chuyện, một lần ở đầu một lần ở cuối truyện và đều qua lời nói của bé Đản. Nhưng lại quyết định đến toàn bộ cốt truyện của tác phẩm này. Tại sao một chi tiết nhỏ xuất hiện từ lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mới lên ba tuổi lại có ảnh hưởng sâu sắc đến số phận của nhân vật Vũ Nương như vậy? Có lẽ chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của chi tiết này.

Lần đầu tiên, chi tiết cái bóng xuất hiện khi Trương Sinh trở về sau nhiều năm đi lính. Chàng bế con ra thăm mộ mẹ nhưng đứa bé khóc lóc không theo. Trương Sinh liền bảo với đứa nhỏ: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Câu nói ấy khiến đứa trẻ ngạc nhiên hỏi lại: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Lời nói ấy khiến Trương vô cùng ngạc nhiên và hỏi lại. Để rồi câu trả lời ngây thơ của bé Đản: “Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” cộng thêm sẵn tính đa nghi đã làm Trương nổi cơn nghi ngờ, cho rằng vợ mình là thất tiết. Mặc Vũ Nương hết lời giải thích cũng như hàng xóm khuyên giải, Trương Sinh vẫn không tin và mặc sức chửi rủa, đánh đập vợ. Vì quá đau khổ, Vũ Nương mới tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng trong sạch. Ở đây, chi tiết này có tính chất “thắt nút” đẩy câu chuyện đến cao trào và khiến cuộc đời nhân vật rơi vào bi kịch.

Lần thứ hai, chi tiết này xuất hiện ở gần cuối tác phẩm. Sau khi Vũ Nương chết. Trương Sinh bế con ngồi trước ánh đèn. Đứa bé bỗng reo lên: “Cha Đản lại đến kìa”. Chàng hỏi lại mới biết thì ra những lúc mình không ở nhà, khi đứa con hỏi cha đang ở đâu, Vũ Nương thường chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản. Lời nói ngây thơ của con trẻ vô tội đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch. Nhưng cũng chính lời nói ấy đã giải oan cho nàng. Những lời bênh vực của hàng xóm - người ngoài hay lời thanh minh của Vũ Nương - người trong cuôc cũng không bằng lời nói của bé Đản. Muốn tháo nút phải tìm người thắt nút. Giờ đây, khi Trương Sinh nhận ra oan khuất của vợ thì đã quá muộn màng. Một chiếc bóng nhỏ bé, không lời lại có uy lực to lớn như thế với cuộc đời của một con người.

Ngoài ra, chi tiết này cũng chính là lời lên án tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy cuộc đời của một người phụ nữ tài năng, đức hạnh vào bi kịch. Vũ Nương chỉ là một trong số rất nhiều người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời, Nguyễn Dữ cũng muốn nhắc nhở con người đừng nên phán xét người khác khi chưa hiểu vấn đề. Đôi khi những điều mắt thấy tai nghe có thể không phải là sự thật.

Có thể thấy “Chuyện người con gái Nam Xương” chính là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Và chi tiết “cái bóng” là một trong những yếu tố góp phần làm nên điều ấy.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK