Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 II. Đọc hiểu văn bản (3điểm) Đọc đoạn văn sau...

II. Đọc hiểu văn bản (3điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Duưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoá

Câu hỏi :

Giúp mik với mik đang cần gấp .

image

Lời giải 1 :

`#laviken#`

Câu `1`: 

- Bài văn trên được trích từ bài văn " Cây tre Việt Nam " do tác giả Thép Mới sáng tác .

Câu `2`:

- Phương thức biểu đạt : Thuyết minh `+` Tự sự 

- Nội dung : Miêu tả vẻ đẹp mộc mạc , giản dị của cây tre . Thể hiện sự gắn bó , quấn quýt của tre với con người . Tre là biểu tượng , người bạn của làng quê Việt Nam . Thứ tình cảm ấy sẽ mãi trường tồn trên dãy đất hình chữ `S` . 

Câu `3`: Đoạn văn chủ yếu dùng biện pháp tu từ :

- Nhân hoá : Bóng tre`-`âu yếm;   tre`-`ăn ở.

 

Tác dụng : Làm hình ảnh cây tre trở nên có hồn, gần gũi với con người.

- Liệt kê : Làng,bản,xóm,thôn ; dựng nhà,dựng cửa,vỡ ruộng,khai hoang ; tre, nứa, mai, vầu.

  Tác dụng : Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn hình ảnh làng quê và các việc làm của người nông dân Việt Nam.

- Điệp ngữ : Dưới bóng tre ( lặp lại 3 lần )

  Tác dụng : Làm nổi bật sự gắn bó thân thuộc gần gũi của cây tre với người dân Việt Nam, gây ấn tượng với người đọc.

- Các Biện Pháp Tu Từ trên làm cho đoạn văn trở nên sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm, diễn đạt uyển chuyển tinh tế hơn.

- Qua đây thể hiện tình yêu cây tre VN, tình yêu quê hương đất nước sâu đậm, của tác giả.

Câu `4`: 

* Tục ngữ : 

- "Tre già khó uốn"

- "Tre già măng mọc"

- "Tre lướt cò đỗ"

- "Chém tre chẳng nể đầu mặt"

* Ca dao :

- Ba đời bảy họ nhà tre

  Hễ cất lấy gánh nó đè lên vai

  Ba đời bảy họ nhà khoai

  Dù ngọt dù bùi cũng phải lăn tăn.

-   Ba năm quân tử trồng tre

  Mười năm uốn gậy, đánh què tiểu nhân.
- Bên này sông có trồng bụi sả
  Bên kia sông ông xã trồng một bụi tre

  Trách ai làm bụi tre nó ngã, bụi sả nó sầu

  Phải chi ngoài biển có cầu

  Cho anh ra đó giải đoạn sầu cho em

- Bước chân vào ngõ tre làng

  Lòng buồn nặng trĩu nghe nàng ru con

  Bước lên thềm đá rêu mòn

  Lòng buồn nặng trĩu nghe buồn võng đưa.

* Truyện cổ tích :

- Thánh Gióng

- Cây tre trăm đốt

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Đoạn  văn trên được trích từ bài văn " Cây tre Việt Nam "

    tác giả: Thép Mới 

2. PTBDC: tự sự

3. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa và liệt kê

- Nhân hóa:Bóng tre trùm lên âu yếm làng,...

tác dụng: - Làm cho câu văn trở nên sinh động hơn

              -  Thổi hồn vào sự vật khiến sự vật như gần gũi với con người.

- Liệt kê:  +) làng, bản xóm thôn

 +) người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

Tác dụng:  Làm cho câu văn trở nên đầy đủ hơn, diễn tả công việc của người dân cày Việt Nam.

-Điệp ngữ: Dưới bóng tre: - Dưới bóng tre của ngàn xưa,..

                                            -Dưới bóng tre xanh, ta...

                                            -Dưới bóng tre, đã từ lâu đời...

  Tác  dụng:  Khẳng định lại nét đẹp của văn hóa Việt Nam gắn bó với Cây tre, làm cho các câu văn đươc nhấn mạnh cụ thể.

4.         Tục ngữ

- Tre già măng mọc

- Tre non dễ uốn

- Tre già là bà lim

Ca dao

-     Một cành tre, năm bảy cành tre

  Đep duyên thì lấy chớ nghe họ hàng

 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK