Tình cảm Hồng dành cho mẹ khi phải sống xa mẹ được nhà văn Nguyên Hồng khắc họa rất rõ nét qua đoạn trích Trong lòng mẹ. Đó là tình thương bao la, sự gắn kết và bao dung của một đứa trẻ phải chịu nhiều tổn thương. Tình cảm ấy bộc bạch trong từng lời nói, cảm xúc của em trước những châm chọc, mỉa mai của người cô tàn nhẫn, lạnh lùng. Lời hỏi của người cô văng vẳng: "Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?. Như vậy, tình cảm của Hồng được đặt trong thử thách. Em không đưa ra câu trả lời ngay mà chỉ cúi đầu nín lặng. Em hiểu được sự nhọc nhằn của mẹ, dầu nhớ nhung mẹ, nhưng không muốn người cô có cớ để sỉ nhục mẹ, em đã bình tĩnh nín nước mắt vào lòng cho dù cô tiếp tục giọng "ngọt" vô tâm. Tình thương ấy không chỉ qua sự bảo vệ mà con qua niềm tin em gửi trao tới mẹ "Thảo nào mợ cháu cũng về". Đứa trẻ ấy tin mẹ, yêu mẹ và thấu hiểu cho những nhọc nhằn, uất ức mà mẹ đã, đang phải chịu. Sự căm phẫn mà đứa trẻ ấy dành cho hủ tục phong kiến "Giá những hủ tục đã đày đọa mẹ tôi là cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ... mới thôi". Hình ảnh so sánh lồng ghép trong lời văn cảm thán chất chứa tâm trạng. Phải chăng, Hồng biết được nguồn cơn sâu xa của bất hạnh mà mẹ phải chịu? Em hiểu, em cảm thông, em bảo vệ. Vẻ ngon ngọt của người cô làm Hồng khóc, khóc vì thương mẹ khiên ta xót xa cho thân phận của cậu bé.
cau phủ định: gạch chân
Câu hỏi tu từ in đậm
Sinh ra trên đời ai mà chẳng có mẹ, đc ở bên mẹ, đc hưởng tình yêu thương từ mẹ điều đó thật bình thường nhưng đối với bé Hồng thì điều đó là một sự lớn lao biết dường nào!Sống xa mẹ từ lúc còn thơ, Hồng sống với bà cô, với sự ghẻ lạnh của chính những người thân của mình.Nhưng ko phải khóc vì giận mẹ, mà khóc vì thương mẹ, em đã nghĩ :"đời nào lòng yêu thương mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn ấy xâm phạm". Điều đó cho ta thấy đc em rất yêu thương mẹ, rất muốn giải thoáy cho mẹ khỏi những cổ tục đã đày đọa bà."giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ , tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." Càng thương yêu mẹ bao nhiêu, em lại khao khát đc gặp mẹ bấy nhiêu. Và mẹ đã về vào thời khắc quan trọng nhất.Khi mẹ thấy mẹ, em đã cố gắng chạy theo đuổi kịp mẹ, nếu đó ko phải là mẹ thì "khác gì cái ảo ảnh của một dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Ta thấy đc bé Hồng khao khát muốn đc gặp mẹ như thế nào.Ông trời của ko phụ lòng người, em đã đc gặp mẹ, đc hưởng tình yêu thương ấm áp của người mẹ. Em cảm thấy mẹ mình ko còn xơ xác như lời người cô mà "Gương mặt mẹ sáng hơn, với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má, trong mej đẹp như thưở còn sung túc." Có lẽ bởi chính lòng yêu thương quá mãnh liệt đối với mẹ mà Hồng có những suy nghĩ như vậy.Em muốn mình đc bé lại để lăn vào lòng người mẹ, muốn đc bàn tay mẹ vuốt ve từ trán đến cằm và gãi rôm ở sống lưng cho. Mong muốn đó thật là dung dị nhưng với bé Hồng, điều đó thật lớn lao biết chừng nào! Với lòng yêu thương, kín trọng mẹ mình, Hồng rất yêu mẹ và mong muốn những hổ tục ko còn đày đọa mẹ mình. Đó là tình yêu thương của người con đối với mẹ mình, tình yêu thương đó thật cao cả thiêng liêng biết bao!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK