Chính sách kinh tế xã hội của triều đại Quang Trung:
* Kinh tế:
+ Nông nghiệp: ban hành “Chiếu khuyến nông”, lệnh cho nhân dân đã từ bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoàng.
`=>` Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
+ Công nghiệp và thủ công nghiệp: đúc đồng tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở biên giới để người dân của 2 nước tự do trao đổi hàng hóa, mở cửa thuyền cho buôn nước ngoài vào buôn bán.
`=>`Thúc đẩy các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa không bị ứ đọng, làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.
* Xã hội:
+ Ban hành " Chiếu lập học", cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
`=>` Khuyến khích nhân dân học tập, phát triển dân trí, bảo tồn vốn văn hóa dân tộc.
Chính sách kinh tế xã hội của nhà Nguyễn:
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
- Thương nghiệp:
+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…
+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
-Xã hội:
+ Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.
+Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.
`=>` Chính sách kinh tế xã hội của nhà Nguyễn phát triển, toàn diện hơn chính sách kinh tế xã hội triều đại Quang Trung.
*Chính sách kinh tế-xã hội triều đại Quang Trung:
-Nông nghiệp: ban hành “Chiếu khuyến nông”,giải quyết tình trạng ruộng đất và nạn lưu vong.
+Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thứ thuế
=>Mùa màng trở lại phong đăng.
-Thương nghiệp:Quang Trung mở cửa ải,thông chợ búa
-Văn hóa giáo dục:
+Ban bố chiếu lập học
+Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước
+Lập viện sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm,dùng làm tài liệu học tập.
*Chính sách kinh tế-xã hội triều đại nhà Nguyễn:
-Nông nghiệp:
+Nhà Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang,di dân lập ấp và lập đồn điền
+Diện tích canh tác tăng lên
+Tiến hành đắp đê phòng lụt
-Công thương nghiệp:
+Có điều kiện phát triển,có nhiều xưởng như đúc tiền,đúc súng,đóng tàu,có nhiều thợ giỏi ở các địa phương tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước
+Các ngành khai thác mỏ được mở rộng,như mỏ vàng,bạc,đồng
+Các nghề thủ công ở nông thôn không ngừng phát triển như dệt lụa,đúc đồng.
-Ngoại giao:Các vua nhà Nguyễn thuần phục nhà Thanh.Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.Đối với các nước phương Tây,nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc
=>Chính sách kinh tế và xã hội của nhà Nguyễn có phần chặt chẽ và đầy đủ hơn chính sách kinh tế - xã hội của triều đại Quang Trung
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK