Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Bài 1: Các câu văn dưới đây thuộc kiểu câu...

Bài 1: Các câu văn dưới đây thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp, phân tích các cụm C-V? Vì sao? a. Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. b. Con bé hé

Câu hỏi :

Bài 1: Các câu văn dưới đây thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp, phân tích các cụm C-V? Vì sao? a. Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. b. Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. c. Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. d. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. e. Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. g. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Bài 2: Xác định các câu đặc biệt trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng: “(1) Nhưng mưa đá. (2) Lúc đầu tôi không biết. (3) Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. (4) Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. (5) Gió. (6) Và tôi thấy đau, ướt ở má. - (7) Mưa đá! (8) Cha mẹ ơi! (9) Mưa đá. (“Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê)

Lời giải 1 :

Bài 1:

a. Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó.

CN:nó

VN:vẫn ôm chặt lấy ba nó

-->Đây là câu đơn.Vì chỉ có 1 cụm C-V

b. Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

-CN1:con bé

-VN1:hét lên

-CN2:hai tay nó

-VN2:siết chặt lấy cổ

-CN3:nó nghĩ

-VN3:hai tay không thể giữ được ba nó

-CN4:nó

-VN4:dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó

-CN5:đôi vai nhỏ bé của nó

-VN5:run run.

-->Đây là câu ghép.Vì có từ 2 cụm C-V trở lên không bao chứa nhau.

c. Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ.

-CN:Ông lão

-VN:náo nức bước ra khỏi phòng thông tin,rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ.

-->Đây là câu đơn.Vì có một cụm C-V

d. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân

-CN1:Cổ ông lão

-VN1:nghẹn ắng hẳn lại

-CN2: da mặt

-VN2:tê rân rân

-->Đây là câu ghép.Vì có 2 cụm C-V không bao chứa nhau.

e. Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ.

-CN:Người con trai

-VN:nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ.

-CN1:người ta

-VN1:chỉ nghĩ

-->Đây là câu đơn.Vì có 2 cụm C-V bị bao chứa nhau.

g. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống.

-CN1:Ông

-VN1: thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông

-CN2:nó

-VN2: như là một quả tim nữa của ông

-CN3:ông

-VN3:khao khát

-CN4:ông

-VN4:yêu thêm cuộc sống.

-->Đây là câu ghép.Vì có từ 2 cụm C-V trở lên không bao chứa nhau.

Bài 2:

Câu đặc biệt là:

(1)Nhưng mưa đá-Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

(5)Gió-Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

(5)Mưa đá!-Bộc lộ cảm xúc.

(9)Mưa đá.-Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK