Trang chủ Sinh Học Lớp 9 2.a. Một tế bào hướng bội của loài A nguyên...

2.a. Một tế bào hướng bội của loài A nguyên phân liên tiếp 3 lần. Một tế bào lưỡng bội của loài B nguyên phân liên tiếp 5 tần. Trong quá trình nguyên phân của

Câu hỏi :

2.a. Một tế bào hướng bội của loài A nguyên phân liên tiếp 3 lần. Một tế bào lưỡng bội của loài B nguyên phân liên tiếp 5 tần. Trong quá trình nguyên phân của hai tế bào trên, môi trường nội bảo đã cung cấp 468 nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài B nhiều hơn của loài A là 6 nhiễm sắc thể đơn. Xác định bộ nhiễm sắc the lường bội của mỗi loài. b. Có ý kiến cho rằng: Di truyền liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp. Theo ern, ý kiến này có chính xác không ? Giải thích? c. Sự phân hóa giới tính ở động vật chịu sự tác động của những yếu tố nào ? Người ta ứng dụng để truyền giới tính vào thực tiễn chăn nuôi như thế nào ?

Lời giải 1 :

$2$.

$a$,

Gọi bộ $NST$ của loài $A$ là $2n$

→ Bộ $NST$ của loài $B$ là $2n+6$

Theo bài ra ta có:

$2n×(2^3-2)+(2n+6)(2^5-2)=468$

⇒$2n=8$

Vậy bộ $NST$ của loài $A$: $2n=8$

       Bộ $NST$ của loài $B$: $2n=14$

$b$,

Ý kiến trên là sai 

Di truyền liên kết gen làm hạn chế biến dị tổ hợp chứ không phải là không xuất hiện biến dị tổ hợp

Ví dụ minh họa:

Quy ước: $A$: hoa đỏ   $a$: hoa trắng

                $B$: Hạt tròn  $b$: hạt dài

Sơ đồ lai:

\(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)

$Gp$:   $AB,ab$    $AB,ab$     

\({F_1}:1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\)

      $KH$: $3$ hoa đỏ, hạt tròn:$1$hoa trắng , hạt dài

Hoa trắng, hạt dài ở $F1$ là $1$ ví dụ về biến dị tổ hợp

$c$,

-Sự phân hóa giới tính ở động vật chịu tác động của hệ gen($NST$) , các tác nhân môi trường trong và ngoài cơ thể 

-Ứng dụng thực tiễn: 

Ví dụ:+ nếu cho hoocmon tác dụng vào gđ sớm trong sự phát triển cá thể có thể làm thay đổi giới tính của cá thể đó tuy nhiên cặp $NST$ giới tính vẫn không thay đổi. Dùng metyl testosteron tác động vào cá vàng cái có thể biến thành cá đực về mặt kiểu hình.

          +Ở một số loài rùa , nếu trứng được ủ ở nhiệt độ $28^oC$ sẽ nở thành con đực , còn trên $32^oC$ sẽ nở thành con cái.

⇒Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi sao cho phù hợp với mục đích chăn nuôi.

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

a.

Gọi x là bộ NST 2n của loài A (tế bào A)

      y là bộ NST 2n của loài B (tế bào B)

Theo đề bài ta có:

x.($2^{3}$-2)+y.($2^{5}$-2)=468 ⇔ 6x+30y=468 

$\left \{ {6x+30y{=468} \atop {y-x=6}} \right.$ 

Giải ra ta có: x=8; y=14

Vậy bộ NST lưỡng bội (2n) của loài A (tế bào A) là 8, loài B (tế bào B) là 14

b.

-Theo em, ý kiến này là chưa chính xác.

-Giải thích: Sự liên kết gen có làm xuất hiện các biến dị tổ hợp nhưng hạn chế hơn so với hoán vị gen và phân li độc lập.

-Ví dụ: A-thân đen; a-thân xám; B-cánh dài; b-cánh ngắn. Các gen di truyền liên kết hoàn toàn.

P: Thân đen cánh dài $\frac{AB}{ab}$ x Thân đen cánh dài $\frac{AB}{ab}$

G:            AB, ab                                                AB, ab             

$F_{1}$:   1$\frac{AB}{AB}$ : 2$\frac{AB}{ab}$ : 1$\frac{ab}{ab}$

         (3 thân đen cánh dài : 1 thân xám cánh ngắn)

Kết quả phép lai tạo ra một biến dị tổ hợp là thân xám cánh ngắn

c.

-Sự phân hóa giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong (hoocmon sinh dục) và bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng,..). Ví dụ: dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái có thể biến thành cá đực (về kiểu hình). Ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28°C sẽ nở thành con đực, nếu nhiệt độ trên 32°C trứng nở thành con cái.

-Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tinh người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK