Bài 1:
Qui ước gen: A-tóc quăn; a-tóc thẳng
a.
-Bố tóc thẳng có kiểu gen aa ⇒ Con gái tóc quăn nhận 1 alen a từ bố nên có kiểu gen Aa
-Con trai tóc thẳng có kiểu gen aa nhận 1 alen a từ bố, 1 alen a từ mẹ ⇒ Mẹ tóc quăn có kiểu gen Aa
-Sơ đồ lai:
P: Tóc thẳng aa x Tóc quăn Aa
G: a A,a
F1: 1Aa : 1aa (1 tóc quăn : 1 tóc thẳng)
b.
-Người phụ nữ tóc quăn có kiểu gen Aa ⇔ cho ra 2 loại giao tử là A và a
-Muốn chắc chắn sinh con đều có tóc quăn thì kiểu gen của người chồng phải không có alen a (nếu người chồng có alen a thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử là A và a; khi đó giao tử của a của người chồng có thể kết hợp với giao tử a của người vợ tạo thành kiểu gen aa dẫn đến đời con biểu hiện tóc thẳng) ⇒Kiểu gen của người chồng phải là AA (tóc quăn)
-Sơ đồ lai:
P: Tóc quăn AA x Tóc quăn Aa
G: A A,a
F1: 1AA : 1Aa (100% tóc thẳng)
Bài 2:
a.
-Bố thuộc nhóm máu O chỉ có thể có kiểu gen $I^{O}$$I^{O}$
-Mẹ thuộc nhóm máu A có thể có kiểu gen $I^{A}$$I^{A}$ hoặc $I^{A}$$I^{O}$
⇒Có 2 trường hợp xảy ra:
+Trường hợp 1: Mẹ có kiểu gen $I^{A}$ $I^{A}$
P: Nhóm máu O $I^{O}$$I^{O}$ x Nhóm máu A $I^{A}$$I^{A}$
G: $I^{O}$ $I^{A}$
F1: $I^{A}$ $I^{O}$ (100% nhóm máu A)
+Trường hợp 2: Mẹ có kiểu gen $I^{A}$$I^{O}$
P: Nhóm máu O $I^{O}$$I^{O}$ x Nhóm máu A $I^{A}$$I^{O}$
G: $I^{O}$ $I^{A}$,$I^{O}$
F1: 1$I^{A}$$I^{O}$ : 1$I^{O}$$I^{O}$ (1 nhóm máu A : 1 nhóm máu O)
b.
Người con có nhóm máu AB có kiểu gen $I^{A}$ $I^{B}$ ↔ Nhận 1 alen $I^{A}$ từ bố (hoặc mẹ) và 1 alen $I^{B}$ từ mẹ (hoặc bố) ⇒ Kiểu gen của P là: $I^{A}$- x $I^{B}$- (1)
Người con có nhóm máu O có kiểu gen $I^{O}$ $I^{O}$ ↔ Nhận 1 alen $I^{O}$ từ bố và 1 alen $I^{O}$ từ mẹ (2)
Từ (1) và (2) ⇒ Kiểu gen của P phải là: $I^{A}$$I^{O}$ (Nhóm máu A) x $I^{B}$$I^{O}$ (Nhóm máu B)
Sơ đồ lai:
P: Nhóm máu A $I^{A}$$I^{O}$ x Nhóm máu B $I^{B}$$I^{O}$
G: $I^{A}$,v$I^{O}$ $I^{B}$, $I^{O}$
F1: 1$I^{A}$$I^{O}$ : 1$I^{B}$$I^{O}$ : 1$I^{A}$$I^{B}$ : $1I^{O}$$I^{O}$
(1 nhóm máu A : 1 nhóm máu B : 1 nhóm máu AB : 1 nhóm máu O)
c.
-Xét cặp vợ chồng thứ nhất:
P: Nhóm máu A x Nhóm máu O
F1: Nhóm máu A hoặc O
⇒Cặp vợ chồng có nhóm máu O và A có khả năng sinh con có nhóm máu O hoặc A
-Xét cặp vợ chồng thứ hai:
P: Máu A x Máu AB
F1: Nhóm máu A hoặc AB hoặc B
⇒Cặp vợ chồng có nhóm máu A và AB có khả năng sinh con có nhóm máu A, AB, B mà không thể sinh con có nhóm máu O
Do vậy, đứa trẻ có nhóm máu O thuộc cặp cha mẹ có nhóm máu O và A, đứa trẻ có nhóm máu A thuộc cặp cha mẹ có nhóm máu A và AB
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK